Đột quỵ sau tập thể thao, tìm hiểu và phòng ngừa

Đột quỵ sau tập thể thao thường xuất hiện đối với các trường hợp người bệnh đã có sẵn những yếu tố nguy cơ như bệnh lý nền liên quan tới đột quỵ hoặc tuổi cao kết hợp với phản ứng thời tiết (lạnh đột ngột, nóng đột ngột).

Bạn đang đọc: Đột quỵ sau tập thể thao, tìm hiểu và phòng ngừa

1. Cảnh giác với đột quỵ sau khi tập thể thao

1.1 Khái niệm bệnh đột quỵ là gì?

Khi những mạch máu nuôi não tắc nghẽn hoặc bị vỡ dẫn tới xuất huyết trong não có thể khiến một phần não bị thiếu oxy dẫn tới đột quỵ.

Nếu như phần não này chết đi có thể khiến não tổn thương và vùng não chết sẽ khiến người bệnh gặp phải những di chứng cả đời hoặc thậm chí tử vong.

Đột quỵ là một trong số những nguyên nhân tử vong hàng đầu, đồng thời bệnh cũng có thể khiến người bệnh tàn tật.

1.2 Tìm hiểu về tình trạng đột quỵ sau khi tập thể thao

Đột quỵ sau khi tập thể thao thường xảy ra đối với những trường hợp bệnh nhân đã có bệnh lý nền nguy cơ cao như: nhồi máu não, vỡ mạch máu ở não, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Đối với những bệnh nhân này cần kiểm soát mức độ tập luyện tránh dẫn tới vận động mạnh liên tục hoặc vận động quá sức. Đặc biệt là đối với người già – đối tượng thường gặp phải các bệnh lý này.

Người trẻ bị đột quỵ có thể liên quan tới những yếu tố di truyền, mạch máu bất thường hay tình trạng máu khó đông khiến khả năng vỡ mạch máu cao hoặc bị tắc mạch máu gia tăng.

Việc luyện tập với cường độ vừa phải mà đều đặn sẽ tốt hơn tập luyện với cường độ cao mà cơ thể không thích ứng được, đồng thời cũng có thể phòng ngừa sớm các bệnh lý nguy hiểm như: tiểu đường, tim mạch, béo phì… Giới trẻ cũng không nên chủ quan và lơ là sức khỏe của bản thân.

Đột quỵ sau tập thể thao, tìm hiểu và phòng ngừa

Đột quỵ sau khi tập thể thao thường xảy ra đối với những trường hợp bệnh nhân đã có bệnh lý nền nguy cơ cao liên quan tới đột quỵ

Một số trường hợp đột quỵ có thể xuất hiện một vài cơn nhẹ(đột quỵ thiếu máu não thoáng qua) với những triệu chứng sớm mà người bệnh không nhận ra và khi đến bệnh viện thì đã muộn. Do đó, bạn cần nâng cao ý thức phòng ngừa khi thấy những dấu hiệu sau: mất thị lực, tê yếu một bên tay/chân… Đây chính là những dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ não nguy hiểm.

1.3 Những đối tượng có nguy cơ cao đột quỵ sau khi tập thể thao cần phòng ngừa

Thông thường, nhịp tim sẽ tăng cao, thay đổi đập mạnh hơn khi rèn luyện thể thao nên sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh không kiểm soát được nhịp tim hay huyết áp của mình nếu không thường xuyên luyện tập.

Những cơn đột quỵ thiếu máu não thoáng qua cũng có thể xuất hiện trong lúc này và kéo dài trong thời gian ngắn và trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm thì trong tương lai có thể trở thành đột quỵ nguy hiểm. Khi bệnh diễn tiến đột ngột và nhanh chóng, có thể khiến người bệnh đau đầu dữ dội, cứng cổ, mất thị lực, buồn nôn, mất ý thức… thậm chí là có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Nhồi máu não bán cầu phải: Nguyên nhân, triệu chứng

Đột quỵ sau tập thể thao, tìm hiểu và phòng ngừa

Nếu đột quỵ nhẹ không được phát hiện kịp thời thì có thể dẫn tới mất ý thức

Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ sau khi rèn luyện thể thao thường bao gồm: bệnh nhân có bệnh tim mạch, huyết áp tăng, hen suyễn, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, người lớn tuổi…

Bất kì ai đều có thể tập thể thao tuy nhiên cần tập luyện phù hợp theo thể trạng để có được bài tập phù hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học.

1.4 Những lưu ý khi tập thể thao để ngăn chặn đột quỵ

Để đảm bảo an toàn, những bệnh nhân có nguy cơ cao cần có ý thức đề phòng và cẩn thận hơn, tránh vận động quá sức và cần kiểm tra nhịp tim liên tục. Đồng thời, người bệnh cũng nên tập với huấn luyện viên để có thể quan sát và kịp thời điều chỉnh cách tập.

Bên cạnh đó, bạn nên điều hòa nhịp tim ở mức an toàn, thường xuyên kiểm tra huyết áp, xịt hen suyễn nếu mắc bệnh mạn tính, lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng phù hợp với cơ thể, duy trì ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, tập luyện với thời gian khoa học, hạn chế Cholesterol và uống nhiều nước lọc…

Đột quỵ sau tập thể thao, tìm hiểu và phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ không nói được: Nguyên nhân và cách xử trí

Để xây dựng lối sống lành mạnh, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia

Đồng thời bạn nên tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để đảm bảo nguy cơ đột quỵ có xảy ra hay không. Đồng thời qua đó xây dựng chế độ tập luyện hợp lý phù hợp với sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đan xen vào lúc tập những khoảng nghỉ, không quá gắng sức dẫn tới nhịp tim và huyết áp tăng cao. Nếu thấy bất thường, hãy dừng tập luyện và nghỉ ngơi ngay; đồng thời đi khám với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

2. Cần làm gì khi có người đột quỵ sau khi luyện tập thể thao?

Việc đầu tiên bạn cần làm là gọi 115 cấp cứu để đưa người bệnh đến được cơ sở y tế gần nhất. Đó cũng chính là giờ “vàng” sơ cứu, cấp cứu cho người bệnh tính từ thời điểm khởi phát dấu hiệu đầu tiên.

Để hỗ trợ người bệnh thở, cần giữ môi trường xung quanh thông thoáng hơn, đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng nếu còn tỉnh và đặt bệnh nhân nằm nghiêng nếu nhận thấy có tình trạng suy giảm ý thức hoặc nôn mửa.

Không nên tốn thời gian cấp cứu “vàng” để thực hiện: cạo gió, châm cứu, bấm huyệt… và tuyệt đối không cho bệnh nhân uống thuốc bừa bãi hay ăn uống(có thể khiến bệnh nhân nghẹn hoặc khó thở).

Trường hợp bệnh nhân bị bất tỉnh, không có mạch hay ngừng thở thì cần tiến hành ép tim ở ngoài lồng ngực khoảng 80-100 lần/ phút đến khi tim đập trở lại. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, người nhà cần liên tục động viên bệnh nhân và hỗ trợ đội ngũ cấp cứu y tế khi có vấn đề cần giải đáp.

Trên đây là những thông tin quan trọng về đột quỵ sau tập thể thao bất kì ai đều nên ý thức phòng tránh từ người trẻ đến người già. Đồng thời, đột quỵ tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa sớm thông qua tầm soát nguy cơ đột quỵ từ các bệnh lý liên quan. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế uy tín triển khai gói tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm này, bạn có thể tìm hiểu cho bản thân và gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *