Đột quỵ hay còn được biết đến với tên gọi khác là tai biến mạch máu não, bệnh có hai dạng là đột quỵ thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não. Trong đó đột quỵ não do thiếu máu cục bộ hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não xảy ra phổ biến hơn, chiếm hơn 80% các trường hợp bệnh nhân mắc đột quỵ.
Bạn đang đọc: Đột quỵ thiếu máu não cục bộ – Những thông tin cần biết
1. Tìm hiểu chung về bệnh đột quỵ thiếu máu não cục bộ
1.1 Định nghĩa đột quỵ thiếu máu não cục bộ
Đột quỵ thiếu máu cục bộ hay đột quỵ nhồi máu não là tình trạng bệnh đặc trưng bởi một cục máu đông chặn sự lưu thông của máu đến não. Tình trạng thiếu máu cục bộ ở não sẽ khiến các tế bào não chết do thiếu oxy và dưỡng chất, theo đó mất đi các chức năng thần kinh tương ứng và xuất hiện các biểu hiện đột quỵ trên lâm sàng.
Đột quỵ não do thiếu máu cục bộ được phân loại thành 2 dạng chính là:
– Đột quỵ huyết khối: Đặc trưng bởi tình trạng có cục máu đông hình thành trong động mạch cung cấp máu cho não, khiến lưu lượng máu trong não bị ngưng đột ngột.
– Đột quỵ tắc mạch: Đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn quá trình lưu thông máu lên não bởi cục máu đông ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể người bệnh.
Đột quỵ nhồi máu não xảy ra khi một cục máu đông (huyết khối) gây tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não, làm dòng máu đột ngột giảm hoặc ngưng lưu thông đến một khu vực của não
1.2 Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não do thiếu máu cục bộ
Theo như cách phân loại các dạng tai biến mạch máu não do thiếu máu não cục bộ thì nguyên nhân dẫn đến bệnh là cho huyết khối não. Nghĩa là một số cục máu đông hình thành bên trong mạch máu và ngăn chặn lưu lượng máu trong não. Nguyên nhân dẫn đến huyết khối não thường là do cholesterol trong máu cao, các động mạch bị thu hẹp hoặc xơ cứng lại. Các tác nhân này sẽ gây xơ vữa động mạch, làm chậm quá trình lưu thông máu, máu có thể đóng thành cục, theo đó động mạch bị chặn lại.
Đột quỵ cũng có thể xảy ra nếu cục máu đông hình thành ở phần khác của cơ thể, khi di chuyển đến mạch máu não bị tắc lại. Phổ biến nhất là cục máu đông ở tim, hoặc ngực trên, cổ.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác được xem là yếu tố làm tăng khả năng gây tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ đó là:
– Huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh rung nhĩ, rối loạn đông máu
– Sử dụng thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn không lành mạnh, lười vận động
– Tiền sử gia đình đã từng có người mắc đột quỵ…
1.3 Triệu chứng của đột quỵ do thiếu máu não cục bộ
Các triệu chứng của đột quỵ do thiếu máu não cục bộ xảy ra phụ thuộc vào vùng não và mức độ bị tổn thương ở người bệnh. Về thời gian xuất hiện triệu chứng của đột quỵ thiếu máu não do huyết khối và tắc mạch có sự khác nhau.
Triệu chứng của tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ do tắc mạch có thể biểu hiện tối đa chỉ sau vài phút khởi bệnh. Trong khi đó tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ do huyết khối thường biểu hiện chậm hơn, có thể giao động trong khoảng 24 đến 48 giờ.
Các triệu chứng chung bạn có thể gặp đó là:
– Đột ngột yếu, tê bì chân, tay hoặc một bên cơ thể, khó khăn trong quá trình di chuyển, vận động.
– Mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp cơ thể
– Mất thị lực hoặc nhìn mờ đột ngột
– Buồn nôn, nôn, môi lưỡi tê cứng, chóng mặt, hoa mắt, đột nhiên bị lú lẫn…
1.4 Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do đột quỵ
Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ có thể gây ra nhiều tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh lâu dài hoặc vĩnh viễn. Thậm chí còn làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Nhiều biến chứng do đột quỵ xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể bao gồm: Tổn thương hệ thần kinh, tổn thương hệ cơ, tổn thương hệ hô hấp, tổn thương hệ tuần hoàn, tổn thương hệ tiêu hóa, tổn thương hệ tiết niệu, tổn thương hệ sinh sản…
2. Giải pháp hữu hiệu trong phòng tránh đột quỵ nhồi máu não
Bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lối sống lành mạnh thì cách phòng tránh nguy cơ xảy ra đột quỵ thiếu máu não cục bộ hiệu quả hiện nay là thực hiện tầm soát sớm nguy cơ gây tai biến.
Thông qua khám tầm soát, bác sĩ sẽ tìm và phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ là tác nhân tăng khả năng dẫn đến bệnh đột quỵ như: Béo phì, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao, các bệnh lý về tim mạch… Từ đó cũng giúp người bệnh theo dõi, kiểm soát những bệnh lý này theo phác đồ tiêu chuẩn để hạn chế tối đa khả năng đột quỵ xảy ra.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đột quỵ thiếu máu não
3.1 Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định đột quỵ có thể được thực hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây ra đột quỵ cần thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng như: Chụp CT, chụp MRI. Các xét nghiệm khác được sử dụng có thể là điện tâm đồ, điện não đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu.
Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cơ tim và đột quỵ tai biến mạch máu não
>>>>>Xem thêm: Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo
Thu Cúc TCI sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
3.2 Điều trị
Mục tiêu của điều trị tai biến do thiếu máu não cục bộ là phục hồi khả năng lưu thông máu đến vùng não bị tổn thương. Khi tuần hoàn máu não được hồi phục kịp thời sẽ giúp hạn chế tổn thương mô não, giảm các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Các phương pháp điều trị cấp cứu đột quỵ não do thiếu máu cục bộ có thể là: Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học.
Các phương pháp điều trị khác giúp hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ gồm có: Hạ thân nhiệt người bệnh, kiểm soát lượng đường trong máu, sử dụng thuốc làm loãng máu, cung cấp oxy kịp thời…
Trên đây là các thông tin về bệnh tai biến hay đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Nắm bắt được các thông tin quan trọng của bệnh lý nguy hiểm này, mọi người sẽ chủ động hơn trong việc phòng tránh và kịp thời can thiệp điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.