Đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào?

Đột quỵ nằm trong top những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê, trung bình cứ 3 phút lại có một ca tử vong do đột quỵ Việc nắm bắt các dấu hiệu của đột quỵ đóng vai trò quan trọng cho quá trình cứu chữa và điều trị. Vậy đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào?

1. Đột quỵ triệu chứng và nguyên nhân

1.1 Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng cấp tính, não bộ lúc này bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Trong vòng vài phút, nếu không được cung cấp máu kịp thời, các tế bào não sẽ chết dần.

Chính vì vậy, người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu càng sớm càng tốt, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng tới khả năng tư duy và vận động của cơ thể, thậm chí tử vong.

Hầu hết những người sống sót qua khỏi cơn đột quỵ thì đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc phải các di chứng như: tê liệt một nửa hoặc một phần cơ thể, rối loạn cảm xúc, mất thị giác, mất ngôn ngữ, méo miệng, khó nói,… Người bị đột quỵ triệu chứng biểu hiện có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người.

1.2 Các loại đột quỵ

Đột quỵ được chia thành 2 loại riêng biệt là đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ do xuất huyết não:

– Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số ca đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch vành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

– Đột quỵ do xuất huyết: Là tình trạng mạch máu não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân là do thành động mạch mỏng yếu dẫn đến các vết nứt, rò rỉ xuất hiện.

Đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào?

Đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân sống sót

1.3 Nguyên nhân gây đột quỵ

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong đó bao gồm:

– Tuổi tác

Tuổi càng cao nguy cơ đột quỵ sẽ càng tăng lên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

– Giới tính

Nam giới có tỷ lệ mắc đột quỵ cao hơn nữ giới, tuy nhiên nữ giới ở thời kỳ mãn kinh lại có tỷ lệ cao hơn nam giới.

– Tiền sử gia đình

Người có người thân trong gia đình đã từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người khác.

– Tiền sử đã bị đột quỵ

Người có tiền sử đã bị đột quỵ sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo. Nguy cơ này có thể kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian tùy thuộc vào lối sống của người bệnh.

– Người mắc đái tháo đường

Các vấn đề liên quan đến tim mạch như ở người đái tháo đường cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp nhiều lần.

– Cao huyết áp

Cao huyết áp làm tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần sẽ khiến thành động mạch bị thương dẫn đến xuất huyết não. Không chỉ vậy, cao huyết áp còn làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, làm cản trở quá trình lưu thông lên não.

– Hút thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra, người hút thuốc có tỷ lệ đột quỵ cao gấp 2 lần bình thường. Khói thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng mạch, gây hại cho phổi, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp, từ đó dẫn tới đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

– Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống không khoa học, lười vận động là những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở nhiều người trưởng thành, đặc biệt là nhân viên văn phòng.

Tìm hiểu thêm: Chứng sa sút trí tuệ, chẩn đoán và điều trị

Đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào?

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trưởng thành

1.4 Đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào?

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, người bệnh hoặc người thân bên cạnh cần thực sự để ý để đảm bảo cấp cứu nhanh nhất có thể.

– Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy ko có sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt.

– Khó cử động hoặc không thể cử động chân tay, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là không thể nâng hai tay cùng lúc qua đầu.

– Khó phát âm, không nói rõ chữ, ngọng bất thường. Bạn có thể đọc một câu và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người đó đang có dấu hiệu đột quỵ.

– Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, không phối hợp được các hoạt động.

– Đau đầu dữ dội, cơn đau có thể kéo đến rất nhanh, gây buồn nôn hoặc nôn.

Như đã đề cập phía trên, các dấu hiệu của đột quỵ có thể đến và đi qua rất nhanh. Do vậy, người bệnh và người nhà bệnh nhân cần thực sự chú ý, khi thấy các dấu hiệu xảy ra cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian vàng cho việc cấp cứu đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh sẽ càng trở nên nghiêm trọng.

2. Phải làm thế nào để phòng tránh đột quỵ?

Bên cạnh các yếu tố không thể thay đổi, nguyên nhân của đột quỵ còn xuất phát từ các thói quen không tốt. Do vậy, chế độ dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc điều trị và phòng ngừa đột quỵ, người bệnh nên:

– Ăn nhiều các loại rau củ giàu chất xơ, các loại đậu hoặc ngũ cốc.

– Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

– Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo xấu, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh

– Hạn chế đồ uống ngọt, các loại thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tùy theo thể trạng cơ thể. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4 lần một tuần để đảm bảo sức khỏe và tuần hoàn máu.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, khoa học, mỗi người dân nên chủ động thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ. Bởi đột quỵ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng vào bất cứ thời gian và địa điểm nào. Đột quỵ cũng xuất phát từ những nguyên nhân tiềm ẩn, những bệnh lý nền mà thậm chí nhiều người không biết bản thân đang mắc. Do đó thông qua quá trình tầm soát, nếu phát hiện những yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định cách kiểm soát và điều trị nếu cần thiết để giảm tối đa nguy cơ chuyển biến thành đột quỵ.

Đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Bệnh đau đầu do nguyên nhân nào, những ai dễ bị đau đầu?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho việc phòng ngừa đột quỵ ở người trưởng thành

Qua đây, hẳn các bạn đã biết đột quỵ triệu chứng xuất hiện như thế nào rồi phải không? Những thông tin trong bài viết dù chỉ là tham khảo nhưng hi vọng đã giúp bạn nhân diện sớm các trường hợp cấp tính để cứu sống bản thân hoặc những người xung quanh kịp thời. Khi thấy các dấu hiệu sớm của đột quỵ xuất hiện, hãy chủ động thăm khám từ sớm đúng chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và ngăn ngừa cơn đột quỵ xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *