Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch (đau nửa đầu)

Đau đầu vận mạch không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mà còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não. Rất nhiều người đang bị đau đầu vận mạch nhưng vẫn chủ quan. Cùng tìm hiểu bài viết để biết đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch diễn ra như thế nào? Xử trí như thế nào khi bị đau đầu vận mạch?

Bạn đang đọc: Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch (đau nửa đầu)

1. Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu migraine. Thường xảy ra ở một bên đầu, đau theo cơn và giật “thon thót” như nhịp mạch đập, có thể kèm theo buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.

Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường rất hay gặp ở phụ nữ làm văn phòng, người trẻ tuổi, lứa tuổi học sinh.

Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch hiện nay chưa được làm rõ, nhưng người ta thấy rằng yếu tố gen di truyền và yếu tố môi trường có nguy cơ làm khởi phát cơn đau nửa đầu migraine.

Theo một nghiên cứu cho thấy, sự mất cân bằng của một số chất hóa học trong não như serotonin sẽ dẫn tới giảm nồng độ trong cơn đau, kích thích dây thần kinh sinh ba và dẫn tới phát sinh cơn đau đầu.

Ngoài ra, người ta còn nhận thấy các yếu tố sau có thể làm khởi phát cơn đau đầu migraine như:

– Thay đổi chu kỳ hormone nữ: rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh, tác dụng phụ của thuốc tránh thai,…

– Stress, căng thẳng

– Ăn đồ ăn hoặc đồ uống dễ gây kích thích đau đầu như chocolate, phomai, monosodium hoặc glutamate có trong một số chất phụ gia, có thể gây đau đầu, rượu vang, đồ uống có chứa nhiều cafein,…

– Cơ thể ốm yếu dễ bị đau đầu vận mạch hơn.

– Thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột) hoặc áp suất không khí thay đổi.

– Thay đổi nhịp thức ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít).

– Vận động thể lực quá mạnh.

Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch (đau nửa đầu)

Đau đầu vận mạch hay còn gọi là chứng đau nửa đầu migraine.

2. Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch

2.1 Lý do đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch không chỉ đơn thuần gây khó chịu, ảnh hưởng tới công việc của bạn mà còn có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não). Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, mất tập trung, đột quỵ,…

Sở dĩ đau đầu vận mạch gây đột quỵ là do: cơn đau đầu vận mạch khiến mạch máu não co giãn bất thường, điều này khiến oxy và các dưỡng chất trong tế bào não bị thiếu hụt. Gây ra các biểu hiện như chóng mặt, run rẩy tay chân, đau đầu,… Nếu thiếu oxy từ 4-5 phút có thể gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào não dẫn đến đột quỵ não. Biến chứng có thể gặp phải là tử vong hoặc để lại một loại di chứng nặng nề như: mất trí nhớ, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, teo não, giảm chức năng tuần hoàn não, trầm cảm, u não,…

2.2 Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch diễn ra như thế nào?

Tình trạng đau nửa đầu là dấu hiệu phổ biến hàng đầu của bệnh đau đầu vận mạch. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày. Khi bị đau đầu người bệnh có thể kèm theo một số biểu hiện như: đau nhói một bên đầu, buồn nôn lo lắng, chóng mặt, thị lực giảm, bồn chồn, ăn không ngon,…

Đau nửa đầu migraine nếu không được điều trị đúng và kịp thời dễ gây trầm cảm, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, đột quỵ, mất tập trung,…

Tìm hiểu thêm: Cách trị chứng mất ngủ do bệnh lý và các nguyên nhân khác

Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch (đau nửa đầu)

Mạch máu não co giãn bất thường, khiến oxy và các dưỡng chất trong tế bào não bị thiếu hụt gây đột quỵ.

3. Xử trí cơn đau đầu vận mạch

Theo các chuyên gia khuyến cáo, nếu có biểu hiện đau đầu, đau nửa đầu tuyệt đối không được chủ quan mà nên đi khám. Đặc biệt, những người có tiền sử cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, thiếu máu não,… cần thăm khám ngay.

Lợi ích của việc thăm khám với bác sĩ là bạn không chỉ xác định đúng có phải đau đầu vận mạch không, mà còn loại trừ được các nguyên nhân do bệnh lý khác có triệu chứng tương tự cũng có thể xảy ra.

Một trường hợp ví dụ như bệnh nhân (nữ, 52 tuổi) đến khám chứng đau nửa đầu tại Thu Cúc TCI. Người bệnh chỉ nghĩ bị thiếu máu não, nhưng sau khi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh của TCI và được thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI não thì kết quả rất bất ngờ. Bác sĩ cho biết, người bệnh có một ổ nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não).

Khi thăm khám tại các cơ sở uy tín, không chỉ có bác sĩ giỏi, bạn còn được thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ não MRI, đo lưu huyết não, điện não đồ,…

Sau đó dựa trên kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, loại thuốc phù hợp với tình hình sức khỏe của người bệnh. Sau khi đã cân nhắc các yếu tố như: tuổi tác, tình hình sức khỏe, bệnh nền hiện có và thậm chí là cả hoàn cảnh gia đình người bệnh.

Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch (đau nửa đầu)

>>>>>Xem thêm: Đánh giá nguy cơ đột quỵ do chỉ số Triglyceride cao

Thăm khám với chuyên gia nội thần kinh tại các cơ sở y tế tuy tín để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả chứng đau đầu vận mạch.

4. Phòng ngừa cơn đau đầu vận mạch

Để phòng tránh cơn đau đầu vận mạch, các chuyên gia khuyến cáo bạn NÊN;

– Ăn nhiều rau xanh và bổ sung các loại chất như: kẽm, sắt, magie, vitamin K, B6,…

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, với các bài tập phù hợp với sức khỏe như: yoga, dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe,…

– Suy nghĩ tích cực, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên uống nước lọc và uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

– Kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Hạn chế hoặc từ bỏ những thói quen xấu sau:

– Ăn thức ăn nhanh, không đủ chất

– Lười uống nước

– Ít vận động thể dục thể thao

– Ăn nhiều muối

– Uống bia, rượu, các đồ uống có cồn

– Lạm dụng chất kích thích như thuốc lá,…

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe. Đồng thời, để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ với những biến chứng nguy hiểm, bạn nên chủ động tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ tại các cơ sở y tế. Qua đó, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm những bất thường có khả năng dẫn tới đột quỵ và ngăn ngừa, xử lý chúng từ sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *