Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính cực kỳ nguy hiểm bởi các biến chứng mà nó gây ra như: phù nề não, động kinh, viêm phổi, đau tim, trầm cảm, rối loạn thị giác, suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm vận động (co cứng cơ), liệt, nghẽn mạch máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí là tử vong. Đột quỵ gồm hai dạng là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ do tắc mạch máu não. Mặc dù ít phổ biến bằng đột quỵ tắc mạch máu não nhưng đột quỵ do xuất huyết não lại cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 40% và các triệu chứng cũng xuất hiện nhanh, trầm trọng hơn rất nhiều. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh rất dễ gặp các biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Đột quỵ xuất huyết não ít gặp nhưng rất nguy hiểm
1. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ xuất huyết não?
1.1 Nguyên nhân đột quỵ xuất huyết não
Theo thống kê dịch tế học, có khoảng 8-18% đột quỵ là đột quỵ do xuất huyết não hay thường gọi là đột quỵ do vỡ mạch máu não. Nguyên nhân chính là do sự nứt vỡ động mạch trong não, khiến máu chảy trực tiếp vào nhu mô não, gây tổn thương não.
Các yếu tố dễ làm nứt vỡ động mạch trong não gồm:
– Xơ vữa động mạch
– Huyết khối
– Tăng huyết áp
– Bệnh Amyloidosis não
– Rối loạn đông máu
– Dị dạng mạch máu não: dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch, u tĩnh mạch, …
– Viêm mạch
– Bệnh Amyloidosis não,…
1.2 Đối tượng dễ bị đột quỵ xuất huyết não
Với những người: tuổi cao, nghiện rượu, nghiện ma túy, hay thức khuya, thói quen tắm đêm, mất ngủ mạn tính, thiếu máu não, bệnh tim mạch, tiền sử bị đột quỵ,… là những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ, cần đặc biệt lưu ý.
2. Các triệu chứng lâm sàng chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não
Đột quỵ do xuất huyết não thường xảy ra đột ngột, các triệu chứng rầm rộ, nhanh chóng điền hình như:
– Tăng huyết áp đột ngột
– Đau đầu, chóng mặt dữ dội
– Buồn nôn, nôn
– Tê, yếu, liệt đột ngột bất cứ bộ phận nào trên cơ thể
– Khó kiểm soát chuyển động của mắt
– Mất khả năng nói
– Hôn mê, lú lẫn, co giật
– Rối loạn đại tiểu tiện
– Sốt cao,…
– Tử vong
Nếu có các biểu hiện này, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế uy tín và gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ tái phát?
3. Chẩn đoán hình ảnh xác định tổn thương xuất huyết não
Ngoài các triệu chứng ban đầu khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng, để xác định tình trạng tổn thương xuất huyết não.
Một số chẩn đoán hình ảnh đó là:
– Chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc cản quang: giúp xác định tình trạng xuất huyết não cấp tính,đây là phương pháp có tính khả dụng cao với kỹ thuật nhanh, độ nhạy cao, được coi như tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán xác định xuất huyết não ở khoa cấp cứu. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não phản ánh sự tăng/giảm tỷ trọng so với nhu mô não, giúp các bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng.
– Chụp cộng hưởng từ: có độ nhạy cao tương đương chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ đòi hỏi cần nhiều thời gian hơn chụp CT sọ não cấp cứu, do đó chụp cắt lớp vi tính CT vẫn được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán bệnh xuất huyết não trong trưởng hợp khẩn cấp (cấp cứu).
– Chụp mạch máu não: giúp phát hiện những bất thường ở mạch máu não như dị dạng mạch máu não, huyết khối trong mạch máu não, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết não ở thùy não, ….
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình – bệnh không nên xem nhẹ
4. Điều trị đột quỵ xuất huyết não như thế nào?
Người bị đột quỵ đặc biệt là đột quỵ do xuất huyết não “thời gian là não” cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Việc điều trị và theo dõi người bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ chảy máu. Trước hết cần thực hiện hỗ trợ kịp thời các chức năng sống cơ bản, cũng như kiểm soát chảy máu, co giật, huyết áp, áp lực nội sọ để ngăn chặn nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Một số loại thuốc được bác sĩ chuyên môn cân nhắc sử dụng như: thuốc chống co giật (giúp ngăn ngừa tái phát cơn động kinh trong trường hợp này), thuốc chống tăng huyết áp (giúp giảm huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác từ tim mạch), thuốc lợi tiểu thầm thấy (giúp giảm áp lực nội sọ trong khoang dưới nhện),…. Các loại thuốc trên sẽ được chỉ định tùy từng tịnh trạng người bệnh và theo chỉ định, giám sát của bác sĩ.
Can thiệp điều trị nội khoa (bằng thuốc) được ưu tiên sử dụng trong hoặc trong trường hợp cần thiết các bác sĩ có thể phẫu thuật, điều này cần phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và ý kiến hội chẩn của các bác sĩ chuyên khoa.
5. Cần làm gì để dự phòng?
Đột quỵ là rất nguy hiểm, để giảm nguy cơ chúng xảy ra với bạn và người thân thì hãy tuân thủ một số điều sau:
– Kiểm soát tốt huyết áp. Với những người bị huyết áp cao cần điều trị và kiểm soát nghiêm ngặt, người bị huyết áp thấp cũng cần lưu ý.
– Nếu bạn hay người nhà đang hút thuốc lá, hãy khuyên họ từ bỏ ngay.
– Nếu đang dư cân, béo phì hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để giảm cân, kiểm soát tốt cân nặng.
– Đừng uống rượu, bia vì chúng gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn, làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
– Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, tuân thủ điều trị đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm để phát hiện khả năng đột quỵ xảy ra, có biện pháp điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ các bệnh lý có liên quan.
Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch (sọ não, mạch máu não) là “chìa khóa vàng” giúp phát hiện sớm và dự phòng đột quỵ xảy ra. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện dịch vụ.