Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

Đột quỵ xuất huyết não (chảy máu não) là một dạng đột quỵ não. Tuy chỉ chiếm 15% các trường hợp đột quỵ nhưng xuất huyết não lại gây nhiều nguy hiểm và biến chứng hơn so với dạng đột quỵ còn lại (đột quỵ nhồi máu não). Hãy cùng tìm hiểu về đột quỵ chảy máu não qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

1. Đột quỵ xuất huyết não là gì?

Xuất huyết não (chảy máu não) là tình trạng tổn thương não cấp tính, khi mạch máu não vỡ ra khiến máu tràn vào các nhu mô não. Điều này khiến áp lực trong não tăng đột ngột. Các tế bào xung quanh bị tổn thương gây phù não, tụ máu rất nguy hiểm. Người bệnh có thể mất ý thức hoặc tử vong. Theo các chuyên gia, có khoảng 15% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não. 

2. Các vị trí xảy ra xuất huyết não

Bên trong não bộ có 3 lớp màng để che chở và bảo vệ não. Xuất huyết có thể xảy ra ở nhiều vị trí, tương ứng với các dạng chảy máu não sau:

– Dưới màng nhện: Còn được gọi là xuất huyết dưới nhện, là tình trạng xuất huyết tại giữa màng nhện và màng mềm.                                                                                                    

– Ngoài màng cứng: Tình trạng xuất huyết xảy ra ở giữa xương sọ và lớp màng cứng.

– Dưới màng cứng: Xuất huyết ở giữa màng cứng và màng nhện.

– Nội sọ: Máu não chảy ở các thùy não, cầu não hay tiểu não.

– Não thất: Tình trạng chảy máu não xảy ra trong các não thất và các khoang nhất định trong não.

Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

Khi quá tải, mạch máu não có thể bị nứt vỡ, gây chảy máu vào trong mô não.

3. Nguyên nhân gây xuất huyết não

Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết não khác nhau, cụ thể:

3.1 Tăng huyết áp – Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ xuất huyết não

Huyết áp thường xuyên tăng cao làm suy yếu thành mạch máu một cách nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng, các mạch máu mỏng dần, bị phình giãn không thể phục hồi, cùng với huyết áp tiếp tục tăng cao sẽ gây vỡ mạch máu não bất cứ lúc nào.

3.2 Hút thuốc lá

Thuốc, rượu và các chất kích thích khác đều có thể phá hủy thành mạch máu, khiến chúng suy yếu và dễ vỡ. Hút thuốc lá quá nhiều, lạm dụng rượu bia khiến cũng khiến huyết áp tặng cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

3.3 Dị dạng động tĩnh mạch

Những bất thường trong cấu trúc (điển hình là phình mạch), sự suy yếu các mạch máu tại não dễ làm khởi phát cơn đột quỵ chảy máu não. Đây là nguyên nhân chính gây xuất huyết dưới nhện.

3.4 Rối loạn chứng đông máu

Tình trạng này có thể gây ra Hemophilia và bệnh hồng cầu hình liềm, góp phần giảm số lượng tiểu huyết cầu. 

3.5 U não

Các khối u trong não khá hiếm gặp, nhưng không điều trị sớm, chúng có thể gia tăng kích thước gây chèn ép hoặc làm vỡ mạch máu não.  

3.6 Chấn thương đầu

Các chấn thương ở đầu cũng có thể là nguyên nhân gây vỡ mạch, tụ máu não.

3.7 Bệnh mạch máu dạng bột

Đây là sự bất thường của các thành mạch máu, khó nhận biết trước khi gây ra xuất huyết nặng.

Tìm hiểu thêm: Cách để hết mất ngủ hiệu quả

Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não,… có thể là những căn bệnh gây đột quỵ xuất huyết não.

4. Triệu chứng nhận biết đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, sau gắng sức hoặc ngay cả khi tâm lý và thể lực bình thường, trong khi ngủ,…. mà bệnh nhân không hề biết trước.

Tuy nhiên có một số dấu hiệu nhận biết như:

– Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội

– Đột nhiên bủn rủn tay chân

– Choáng váng, ngất xỉu

– Không nói được, cấm khẩu

– Lệch mặt, liệt nửa mặt, méo miệng

– Đại, tiểu tiện không tự chủ

– Sốt

– Khó thở, thở không đều

– Trí nhớ giảm sút nhanh chóng, quên mọi thứ một cách nhanh chóng

Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí bằng các can thiệp y tế phù hợp. Thời gian vàng để cấp cứu những người bệnh bị đột quỵ xuất huyết não là trong khoảng 3-4 giờ sau khi phát bệnh. Điều này có thể giảm được mức độ nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ tử vong và hạn chế biến chứng do bệnh gây ra.

5. Các biến chứng xuất huyết não

Nếu máu chảy quá nhiều vào não, bệnh nhân có thể chìm vào hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, nhịp tim và có nguy cơ cao tử vong trong vòng 48 giờ. Tỷ lệ tử vong của các ca bệnh này lên tới 40%. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với các biến chứng nặng nề.

Các thống kế cho thấy, khoảng 50% trong số các bệnh nhân may mắn bình phục sau cơn đột quỵ thì có tới 92% người bị biến chứng về vận động. 68% di chứng vừa và nhẹ và 27% chịu biến chứng nặng. Các biến chứng thường gặp nhất của xuất huyết não bao gồm: 

5.1 Liệt nửa người do đột quỵ xuất huyết não

Theo thống kê, có tới hơn 80% người bị đột quỵ sẽ chịu biến chứng liệt nửa người sau khi phục hồi. Đây là loại di chứng nặng nề nhất do xuất huyết não gây ra, khiến người bệnh không thể chủ động trong cuộc sống của mình.

5.2 Rối loạn ngôn ngữ

Người bệnh xuất huyết não có thể sẽ bị miệng méo, phát âm không rõ ràng như lúc mạnh khỏe. Thường thì một số âm sẽ không thể phát ra được hoặc bị mất nguyên âm cuối khi người bệnh cố gắng nói chuyện. Nếu biến chứng nặng, người bệnh sẽ chỉ ập bẹ như trẻ đang tập nói.

5.4 Không tự chủ tiểu tiện

Do những tổn thường về não, người bệnh có thể không tự chủ được chuyện đại tiểu tiện của mình. Đây là biến chứng rất phổ biến ở những bệnh nhân bị xuất huyết não.

5.5 Rối loạn nhận thức

Bệnh nhân thường thờ ơ mọi việc, bị lẫn hoặc giảm sút trí nhớ không nhớ được nhiều.

5.6 Rối loạn hô hấp

Các tổn thương về não có thể gây ra bệnh phổi khó thở và suy hô hấp.

6. Điều trị đột quỵ chảy máu não

Điều trị xuất huyết não bao gồm điều trị cấp cứu và điều trị phục hồi.

6.1 Điều trị cấp cứu

Khi được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được làm các chẩn đoán để xác định lượng máu và mức độ tổn thương não. Dựa vào kết quả này, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Vì nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết não là tăng huyết áp, nên thông thường việc đưa huyết áp về mức kiểm soát là bước quan trọng đầu tiên. Một số loạt thuốc hoặc các biện pháp hồi sức có thể giúp thực hiện điều này. Trong một số trường hợp, khi có máu tụ trong não, các bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật nhằm giảm áp lực trong hộp sọ, giảm sự chèn ép ở não. 

Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

>>>>>Xem thêm: Bệnh đau đầu Arnold: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Sau khi cấp cứu, bệnh nhân cần được điều trị duy trì để phục hồi lại chức năng của não, phòng ngừa tái phát

6.2 Điều trị phục hồi

Quá trình điều trị phục hồi phải phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân sau cấp cứu. Các biện pháp điều trị có thể gồm:

– Uống thuốc hàng ngày theo đơn để kiểm soát huyết áp cũng như các bệnh lý nguy cơ

– Luyện tập để phục hồi dần các chức năng vận động, phát âm

– Học cách làm quen, thích nghi trở lại với cuộc sống

Quá trình này thường cần đến sự giúp đỡ và động viên của người thân.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh đột quỵ xuất huyết não. Lưu ý, các kiến thức về phương pháp điều trị chỉ mang tính tham khảo. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Muốn biết Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI điều trị bằng phương pháp nào hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *