Dự phòng sa sút trí tuệ ngay từ sớm là rất cần thiết

Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh sa sút trí tuệ nên việc dự phòng sa sút trí tuệ ngay từ sớm là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi thuộc nhóm có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ thoát khỏi căn bệnh này hoặc giúp làm giảm những ảnh hưởng xấu, khiến quá trình điều trị trở nên hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.

Bạn đang đọc: Dự phòng sa sút trí tuệ ngay từ sớm là rất cần thiết

1. Những đối tượng dễ mắc sa sút trí tuệ là ai?

Nói đến sa sút trí tuệ mọi người thường nghĩ đến những người già (người lớn tuổi) lẩm cẩm, nói trước quên sau. Bởi đây là một trong những bệnh lý điển hình thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên những người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

Hiểu được những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ sẽ giúp bạn biết được mình có thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao không, từ đó có biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ sao cho hiệu quả.

Hiện nay, dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây sa sút trí tuệ là gì, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra được những yếu tố nguy cơ dễ gây sa sút trí tuệ ở các nhóm đối tượng như:

1.1 Người mắc bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp)

Tăng huyết áp ở tuổi trung niên có liên quan tới quá trình thoái hóa thần kinh, gây teo não và ngược lại ở nhóm đối tượng người lớn tuổi khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc sa sút trí tuệ càng lớn.

1.2 Béo phì

Béo phì ở độ tuổi trung niên làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già, đây là kết quả nghiên cứu được một số chuyên gia đưa ra sau khi đã tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng trung niên bị béo phì sau khi về già.

1.3 Đái tháo đường (tiểu đường)

Sự tổn thương mạch máu do bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường) làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ.

1.4 Bệnh tim

Người mắc các bệnh lý về tim mạch sẽ làm ảnh hưởng tới lượng máu được bơm từ tim đến nuôi dưỡng các cơ quan khác bị gián đoạn và ảnh hưởng tới mạch máu (dễ làm xơ vữa mạch máu), tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

1.5 Bệnh mạch máu não

Đây là yếu tố chính có nguy cơ cao nhất. Đặc biệt là người mắc bệnh nhồi máu não có nguy cơ bị sa sút trí tuệ sau đột quỵ (đột quỵ nhồi máu não đa ổ).

1.6 Tăng mỡ máu

Mỡ máu cao được xem là “hung thủ” gây xơ vữa động mạch và kéo theo nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hóa và sa sút trí tuệ. do mạch máu. Uống quá nhiều rượu, ăn nhiều mỡ bão hòa làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ (alzheimer).

Dự phòng sa sút trí tuệ ngay từ sớm là rất cần thiết

Phòng ngừa các bệnh lý ở não là một trong những biện pháp ngăn ngừa sa sút trí tuệ trong tương lai.

2. Biểu hiện sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là căn bệnh có diễn biến và mức độ tiến triển âm thầm trong một thời gian dài. Trên thực tế các dấu hiệu khá mơ hồ, không cụ thể rõ ràng nên thường hay bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn với hội chứng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già. Chính điều này, đã khiến nhiều bệnh nhân bị sa sút trí tuệ được phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn trung bình hoặc nặng.

Nhận biết biểu hiện sa sút trí tuệ qua các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu: Lúc này người bệnh có thể suy giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tính tình, dễ trở nên nóng giận và dễ kích động hơn.

– Giai đoạn trung bình: Người bệnh bắt đầu gặp khó khăn trong tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. Sự tiếp thu thông tin mới bắt đầu bị giảm sút, rối loạn định hướng về không gian và thời gian. Nặng hơn bệnh nhân có thể xuất hiện những hoang tưởng bị ám hại, vô cơ tấn công người khác.

– Ở giai đoạn nặng: Người bệnh mất toàn bộ khả năng tự vệ sinh cá nhân, sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động này trước đây người bệnh có thể tự làm nhưng giờ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Đến một lúc nào đó, người bệnh sẽ không nhận ra người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại.

Tìm hiểu thêm: Hở van động mạch chủ nhẹ: Chớ coi thường!

Dự phòng sa sút trí tuệ ngay từ sớm là rất cần thiết

Quên các sự kiện diễn ra gần đây là biểu hiện đầu tiên và cũng là phổ biến nhất của người bị sa sút trí tuệ.

3. Dự phòng sa sút trí tuệ ngay từ sớm bằng cách nào?

3.1 Dự phòng sa sút trí tuệ với người chưa mắc bệnh

Các chuyên gia khuyến cáo, để dự phòng sa sút trí tuệ đối với người cao tuổi cần tuân thủ một số điều sau đây:

– Ăn uống cân bằng và đủ chất, nên tránh những thực phẩm có chứa nhiều mỡ, đường và muối.

– Uống đủ nước, nên bổ sung thêm nước hoa quả.

– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, chọn các bài tập vừa với sức khỏe.

– Nên tham gia các trò chơi trí tuệ, các hoạt động giao tiếp xã hội.

– Giữ tinh thần sống vui vẻ, lạc quan.

– Hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nội tạng động vật.

– Không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá và các chất gây kích thích hệ thần kinh.

– Hạn chế stress, lo lắng, căng thẳng.

3.2 Dự phòng sa sút trí tuệ tiến triển nặng ở người đã mắc bệnh

Nhiều người cho rằng nếu đã mắc sa sút trí tuệ rồi thì dự phòng còn có ý nghĩa gì, tuy nhiên hiểu như vậy là chưa đúng. Nhất là với trường hợp mới mắc sa sút trí tuệ, việc tuân thủ các biện pháp dự phòng nêu trên sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giảm những ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra, giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và giảm bớt gánh nặng đối với người chăm sóc/gia đình người bệnh sau này.

Người bệnh sa sút trí tuệ ngoài sự suy giảm không hồi phục khả năng ghi nhớ ra thì khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi xã hội cũng bị giảm. Cụ thể là người bệnh dễ bị kích thích, lo lắng, biến đổi nhân cách và hành vi. Hiểu được điều này gia đình có người bệnh cần thấu hiểu, cảm thông và xây dựng những biện pháp giúp hỗ trợ người bệnh.

Dự phòng sa sút trí tuệ ngay từ sớm là rất cần thiết

>>>>>Xem thêm: Các cách phòng tránh nhồi máu cơ tim

Tập thể dục thể thao thường xuyên và có lối sống vui vẻ, lạc quan sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong đó có sa sút trí tuệ.

4. Các dạng sa sút trí tuệ

4.1 Alzheimer

Là dạng phổ biến nhất (chiếm gần 70% các trường hợp sa sút trí tuệ ở người cao tuổi). Bệnh khởi phát và có tiến triển rất mơ hồ và chậm (thường kéo dài trong khoảng 10 năm). Biểu hiện đầu tiên là trí nhớ bị ảnh hưởng, sau đó là ngôn ngữ và định hướng về không gian, khi bệnh nặng các khía cạnh về trí nặng đều bị ảnh hưởng.

4.2 Sa sút trí tuệ thể Lewy

Chiếm khoảng 15% các trường hợp sa sút trí tuệ. Biểu hiện của sa sút trí tuệ thể Lewy tương tự như bệnh Alzheimer, nhưng có nhiều khuynh hướng phát triển, ảo giác thị giác và các đợt lú lẫn.

4.3 Sa sút trí tuệ mạch máu

Chiếm khoảng 10% các trường hợp sa sút trí tuệ. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh lý mạch máu nhỏ trong não, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, nhồi máu não đa ổ. Sa sút trí tuệ mạch máu thường kèm theo triệu chứng đột quỵ.

4.4 Sa sút trí tuệ do bệnh lý trong não

U não lớn ở vùng trán và thái dương, tụ máu dưới màng cứng mạn tính, chấn thương đầu, bệnh xơ cứng rải rác nặng, bệnh Huntington, bệnh nơ-ron vận động, bệnh Pick, nhiễm trùng, nội tiết,… có thể gây sa sút trí tuệ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *