Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù lòa, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời là cách tối ưu để có thể bảo vệ sức khỏe thị lực. Hãy cùng tìm hiểu đục thủy tinh thể dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả ngay trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Đục thuỷ tinh thể dấu hiệu nhận biết là gì?
1. Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là thấu kính trong suốt có hai mặt lồi, nằm ở phía sau mống mắt (lòng đen). Thủy tinh thể mắt không chứa mạch máu và hệ thống dây thần kinh nên được cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Ở trạng thái bình thường, thủy tinh thể đảm nhiệm chức năng điều tiết, để ánh sáng đi qua và hội tụ lại tại võng mạc nên mọi người có thể nhìn thấy mọi vật.
Thấu kính không còn trong suốt khiến cho thị lực bị giảm mạnh được các chuyên gia gọi là đục thủy tinh thể. Bệnh có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân nhưng tuổi tác là yếu tố hàng đầu khiến thủy tinh thể bị đục ở nhiều người.
Người mắc đục thủy tinh thể thường cảm thấy mắt mờ dần, khó nhìn, cản trở sinh hoạt của bản thân. Lâu dần, tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm nên các bác sĩ nhãn khoa luôn khuyến cáo mọi người cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.
Thấu kính không còn trong suốt khiến cho thị lực bị giảm mạnh được các chuyên gia gọi là đục thủy tinh thể
2. Đục thuỷ tinh thể dấu hiệu như thế nào?
2.1. Giai đoạn sớm
Khi bị đục tinh thể ở giai đoạn sớm, mắt thường không biểu hiện những triệu chứng rõ rệt và cụ thể. Những dấu hiệu thường gặp là:
– Mờ mắt: Thị lực giảm dần, hay mỏi mắt khi tập trung nhìn một vật do các khối protein cản trở quá trình thu nhận hình ảnh của võng mạc mắt.
– Khó nhìn khi trời tối: Người bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện khi sinh hoạt, đi lại trong điều kiện ánh sáng yếu, trời tối.
– Mắt mờ có màng che: Mắt bị mờ và khiến hình ảnh thu vào mắt bị phai màu, gây ra tình trạng nhìn không rõ, nhìn sai lệch màu sắc.
2.2. Giai đoạn muộn
Đục thủy tinh thể dấu hiệu ở giai đoạn muộn, giai đoạn nguy hiểm thường rõ nét và dễ phát hiện ra hơn. Khi đó, mắt sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng:
– Thay đổi màu sắc thủy tinh thể: Thủy tinh thể không còn trong, màu sắc thường sẫm và đục hơn.
– Thấy chấm đen trước mắt: Các chấm đen có nhiều hình dạng, kích thước và lơ lửng ở trong tầm nhìn khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện.
– Nhạy cảm với ánh sáng: Người mắc bệnh thường khó chịu khi nhìn ánh sáng, nheo mắt, nhìn mờ, có thể chảy nước mắt…
– Giảm nhận thức về màu sắc: Một số màu sắc có thể mờ nhạt khiến người bệnh nhìn màu sắc không còn rõ nét, khác biệt so với thực tế.
– Song thị (Nhìn đôi): Mắt bị đục không đồng nhất khiến hình ảnh thu về thường bị lờ mờ, không rõ, nhìn thấy có hai vật giống hệt nhau.
Đục thủy tinh thể lâu ngày sẽ trở nên cứng hơn, dẫn tới viêm, thoái hóa, đồng tử dính lại và khó điều trị. Vì thế các chuyên gia khuyên người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm.
Đục thủy tinh thể dấu hiệu nhận biết thường là mắt nhìn mờ, thuỷ tinh thể mất đi độ trong, mắt nhạy cảm với ánh sáng…
3. Phương pháp điều trị bệnh
Để xác định xem thuỷ tinh thể có đục hay không, bác sĩ sẽ tiến hành:
– Kiểm tra thị lực
– Sử dụng máy sinh hiển vi
– Khám võng mạc
Sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất đối với từng người.
Điều trị bằng kính được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu thị lực suy giảm chưa nhiều. Kính lúp hỗ trợ và kết hợp cung cấp dưỡng chất để cải thiện khả năng nhìn của người bệnh.
Điều trị nội khoa bằng việc sử dụng thuốc cũng thường được áp dụng để cải thiện thị lực cho người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng đục thủy tinh thể.
Nếu người bệnh không đáp ứng phác đồ bằng thuốc và kính, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật Phaco thường được áp dụng để thay thủy tinh thể nhân tạo, giúp mọi người có thể nhìn rõ hơn.
Tìm hiểu thêm: Viêm mí mắt làm sao để nhanh khỏi?
Điều trị đục thủy tinh thể có thể áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tuỳ chỉ định của bác sĩ
4. Cách phòng ngừa hiệu quả
Chủ động phòng ngừa đục thủy tinh thể từ sớm có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ suy giảm thị lực và mù ở nhiều người. Vì vậy, mọi người cần chủ động đi khám ngay khi có những dấu hiệu như: mỏi mắt, nhức mắt, nhìn mờ, khô, rát mắt… Đồng thời, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe mắt tốt hơn:
– Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho mắt qua khẩu phần ăn với thực phẩm đa dạng, tươi xanh.
– Bổ sung vitamin cho mắt khi có chỉ định của bác sĩ, thường là vitamin A, C, E…
– Tránh xa các yếu tố phá hỏng thủy tinh thể như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, thức ăn nhanh chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ…
– Bảo vệ mắt trước các tác nhân bụi bẩn, ánh sáng xanh, tia UV bằng việc sử dụng kính phù hợp.
– Điều trị dứt điểm các tật khúc xạ hoặc bệnh lý về mắt để giảm thiểu nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.
– Nghỉ ngơi khoa học, tránh áp lực căng thẳng tinh thần, thường xuyên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
– Vệ sinh mắt đúng cách bằng các dung dịch theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nước muối sinh lý loãng.
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, máy tính, điện thoại, tivi… trong thời gian quá dài.
– Massage nhẹ nhàng hoặc để mắt nghỉ ngơi, nhìn xa để kích thích máu lưu thông, giảm nguy cơ nhức và mỏi mắt.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng tránh hiệu quả khi có biểu hiện cận nhẹ
Đeo kính bảo vệ mắt, kính chống ánh sáng xanh khi làm việc thường xuyên trên các thiết bị điện tử
Như vậy có thể thấy, đục thủy tinh thể dấu hiệu nhận biết thường không quá rõ rệt ở những giai đoạn đầu. Chỉ khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh mới có ý thức đi khám khiến việc điều trị trở nên khó khăn, nguy cơ phục hồi thị lực thấp. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường nào ở mắt và cần thăm khám kịp thời để được điều trị đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.