Đừng bỏ qua 10 triệu chứng khó nói ở “vùng kín”

Từ đau khi “hành sự” tới ra máu bất thường, những dấu hiệu dưới đây cho thấy đang có những bất ổn ở “vùng kín”.

Bạn đang đọc: Đừng bỏ qua 10 triệu chứng khó nói ở “vùng kín”

Đau khi “hành sự”
“Vùng kín” có thể bị đau khi làm “chuyện ấy” – một tình trạng được gọi là “chứng giao hợp đau nông”, thường xảy ra khi vùng này quá khô hoặc bị viêm nhiễm. Màn dạo đầu và thuốc bôi trơn sẽ có ích trong trường hợp này.
Khác với “giao hợp đau nông” chỉ gây cảm giác đau âm vật hoặc ở thành âm đạo – chứng “giao hợp đau sâu” gây đau ở vùng bụng dưới hoặc tiểu khung trong khi “hành sự”.
Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều chứng bệnh, bao gồm lạc nội mạc và u xơ tử cung. Đau cũng có thể do viêm, nhiễm trùng hoặc do co thắt cơ xung quanh âm đạo
Nếu lo ngại mình bị nhiễm trùng hoặc bị chứng giao hợp đau sâu, bạn nên đi khám bác sĩ.

Đừng bỏ qua 10 triệu chứng khó nói ở “vùng kín”

Chị em cần cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường tại vùng kín.

Ra máu
Uống không đều thuốc tránh thai dạng phối hợp có thể gây ra máu hoặc chấm máu giữa chu kì. Nếu máu ra dai dẳng sau khi uống thuốc tránh thai đều đặn thì bạn cần đi khám bác sĩ.
Các dạng thuốc tránh thai khác như viên “mini” (viên thuốc chỉ có một loại hoóc môn), tiêm, cấy và đặt trong tử cung có thể khiến kinh nguyệt thất thường.
Nếu không bị nhiễm trùng và việc chụp chiếu – nếu được chỉ định – cho kết quả vùng kín bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng, những trục trặc này sẽ dần ổn định theo thời gian.
Ra máu sau khi “hành sự” cũng cần được khám bác sĩ vì nó có thể là do polyp – một dạng khối u lành tính và dễ dàng cắt bỏ.
Những nguyên nhân khác bao gồm thay đổi ở tử cung và cổ tử cung, hoặc hiếm gặp hơn là ung thư âm đạo.
Trên thực tế, một triệu chứng hay gặp của ung thư cổ tử cung là ra máu sau khi làm “chuyện ấy”, ngoài ra bạn còn có thể ra rất nhiều khí hư.
Tuy nhiên, ra chút ít máu sau một “cuộc yêu” mãnh liệt có lẽ không phải là điều đáng lo lắng.
Khí hư
Từ lúc dậy thì đến khi mãn kinh, có khí hư âm đạo là điều bình thường.
Lượng khí hư có thể khác nhau tùy từng người và trong chu kỳ kinh nguyệt.
Những ngày đầu tiên của chu kỳ là ngày bạn thấy kinh, sau đó, khí hư có thể màu trắng, nhầy hoặc màu vàng, đặc và dính.
Sau đó trứng rụng và khí hư trở nên trơn, trong, dai và ướt.
Tiếp đó, nếu bạn không có thai, thì nó lại trở thành đặc và dính, không thuận lợi cho tinh trùng.
Khí hư trở thành bất thường nếu có những triệu chứng khác kèm theo hoặc có sự thay đổi về màu sắc hoặc về lượng, ví dụ trở nên trắng bột khi bị nhiễm nấm, hoặc màu vàng hoặc xanh và có bọt khi bị nhiễm trùng roi – một nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
Thuốc tránh thai hoóc môn và bệnh lộ tuyến cổ tử cung cũng có thể khiến khí hư ra nhiều.
Những nguyên nhân khác làm tăng lượng khí hư gồm polyp cổ tử cung, quên tampon, thụt rửa, dị ứng (ví dụ với thuốc diệt tinh trùng), và hiếm gặp hơn là rò bàng quang hoặc trực tràng với âm đạo.
Một bệnh lý đáng lo ngại là ung thư và nếu xảy ra ở âm đạo, cổ tử cung hoặc niêm mạc tử cung cũng có thể làm tăng và thay đổi khí hư, khiến nó trở nên loãng hơn và có lẫn máu.
Nếu điều này xảy ra, bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra và làm xét nghiệm thêm nếu cần.
Cũng giống như ở nách, da xung quanh “vùng kín” có rất nhiều tuyến mồ hôi. Âm đạo cũng tiết ra dịch để duy trì sự cân bằng nồng độ a xít.
Khi tập thể dục, vùng này sẽ ra mồ hôi, vì thế đừng hoảng hốt nếu thấy quần tập bị ướt ở vùng “ngã ba” sau khi tập. Đây là một dấu hiệu tốt vì nó giúp “vùng kín” của bạn không bị ngứa ngáy, cọ xát và quá nóng.
U cục
Hay gặp nhất là do lông mọc ngược, thường ở những người có nang lông hình bầu dục.
Cạo hoặc tẩy lông góp phần gây nên tình trạng này và cách phòng ngừa tốt nhất là cạo hoặc tẩy lông theo hướng mọc của sợi lông.
Tẩy lông bằng máy triệt lông hoặc laser với nhân viên chuyên nghiệp cũng có ích. Tuy nhiên, máy triệt lông có thể khiến da của “vùng” bị khô và kích ứng.
Những u cục không đáng ngại khác là di tích của màng trinh, có thể thấy rõ hơn khi cơ đáy chậu bị yếu (sa âm đạo), hoặc các tuyến bartholin ở âm đạo (tiết ra chất nhầy). Những tuyến này có thể bị nhiễm trùng gây đau và sưng, cần hỗ trợ điều trị và chọc hút.
Giống như bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, các nang bã đậu (túi chứa đầy dịch không nhiễm trùng hoặc không đau), mụn cơm, mụn nhọt hoặc áp xe cũng có thể xảy ra ở “vùng kín”. Khi đó bạn cần đi khám bác sĩ và nếu có nhiễm trùng thì cần xử trí kịp thời.
Bề mặt của thành âm đạo cũng có cảm giác nổi cục vì nó được cấu tạo từ mô có thể co giãn khi cần.

Tìm hiểu thêm: Nới lỏng giãn cách xã hội phụ huynh không nên lơ là chăm sóc

Đừng bỏ qua 10 triệu chứng khó nói ở “vùng kín”

>>>>>Xem thêm: Bệnh học viêm âm đạo: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết


Ngứa
Lý do phổ biến và quen thuộc nhất của tình trạng này là nấm, thường đi kèm với khí hư trắng bột.
Hỗ trợ điều trị thường là dễ dàng với các thuốc chống nấm không cần đơn bác sĩ như Canesten, nếu đây là lần đầu tiên hoặc bệnh không hết dù đã dùng thuốc, thì cần đi khám bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân khác.
Sự cân bằng vi khuẩn bình thường ở âm đạo và lớp da bảo vệ bên ngoài dễ dàng bị tổn hại khi chúng ta sử dụng những sản phẩm khử mùi, thụt rửa và giữ khô quá mức. Điều này có thể khiến da bị viêm.
Những bệnh da khác cũng có thể ảnh hưởng đến vùng xung quanh “cô bé” và gây ngứa bao gồm eczema, lichen phẳng (những nốt hoặc đám trắng ngứa và tiết dịch quanh vùng âm đạo) và loạn dưỡng vùng da xung quanh “cô bé”.
Những việc làm đơn giản sau đây sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề này::
* Hạn chế thụt rửa âm đạo
* Mặc đồ lót bằng vải cotton, hạn chế mặc quần áo chật như quần bò bó
* Không tắm nước quá nóng, luôn rửa từ trước ra sau
* Chỉ dùng nước. Nếu cần dùng dung dịch vệ sinh thì cần chọn loại có pH cân bằng, không mùi và không gây dị ứng. Thay sản phẩm giặt tẩy nếu nghi chúng là nguyên nhân gây dị ứng da.
* Đổi loại “áo mưa” nếu bạn thấy bị ngứa hoặc nổi ban sau khi dùng.
Khô
Vệ sinh quá kỹ, sử dụng các thuốc hoóc môn (nhất là những thuốc có hoóc môn progesteron), sau khi mang thai (do nồng độ estrogen giảm xuống), nuôi con bú, một số thuốc khác nhu thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm và tuổi tác, tất cả đều góp phần khiến “vùng kín” bị khô.
Khi bạn bước sang tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, tình trạng này có thể xảy ra và các thuốc giữ ẩm, thuốc bôi trơn và hỗ trợ điều trị nội tiết có thể giúp ích.
Đây là những thuốc không cần kê đơn hoặc cần có đơn của bác sĩ. Điều quan trọng là phải thử trên một vùng da, ví dụ như mặt trong đùi, trước khi sử dụng để đảm bảo không bị dị ứng.
Vệ sinh quá kỹ, sử dụng xà phòng mùi thơm hoặc dùng thuốc tránh thai uống đều có thể gây khô.
Mùi hôi
Rất nhiều lý do có thể khiến “vùng kín” của bạn có mùi, từ sự phát triển quá mức của các vi khuẩn bình thường do môi trường âm đạo trở nên ít tính a xít (viêm âm đạo do vi khuẩn) tới kẹt tampon hoặc bao cao su.
Mùi tanh như mùi cá thường do viêm âm đạo vi khuẩn và luôn cần đi khám. Trừ phi bạn đã từng được chẩn đoán và xử trí viêm âm đạo do vi khuẩn và biết về các triệu chứng, có những thuốc hỗ trợ điều trị không cần đơn bác sĩ.
Ở một số người, kinh nguyệt hoặc sinh hoạt vợ chồng có thể là tác nhân khởi phát tình trạng này. Khi đó một chế phẩm gel a xít lactic, như Balance Activ, thường sẽ ngăn ngừa tái phát.
Giống như bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, dinh dưỡng là rất quan trọng với sức khỏe của “cô bé”. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng nói chung sẽ giúp duy trì độ a xít bình thường và ngăn ngừa sự phát triển quá độ của những vi khuẩn gây mùi hôi.
Duy trì vi khuẩn tốt có tên là lactobacilli ở âm đạo cũng giúp ích, đó là lý do tại sao việc sử dụng sữa chua sống hoặc các chế phẩm probiotic có liên quan với giảm nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn.
Tampon hoặc “áo mưa” bị kẹt có thể dễ dàng được bác sĩ lấy ra.
Thay đổi về nước tiểu
Lý do chính khiến bạn bị đau vùng kín khi đi tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh hoạt vợ chồng và cách phòng ngừa tốt nhất là đi tiểu trước và sau khi làm “chuyện ấy” để giảm lượng vi khuẩn “xấu” đang “rình rập”.
Bôi trơn thật tốt trong khi “hành sự” cũng giúp giảm nguy cơ xây xát.
Tiểu không tự chủ có thể xảy ra nếu cơ bị yếu và gây sa sinh dục, lúc này bạn cần đi gặp bác sĩ.

Tê hoặc đau cũng là vấn đề khá hay gặp khi phải ngồi lâu trên xe đạp hoặc xe máy, Áp lực khi có có thể ảnh hưởng đến da và thần kinh ở vùng kín. Vấn đề này thường sẽ tự hết và có thể phòng ngừa bằng cách dùng loại yên xe có đệm vững để không bị lún quá khi ngồi.
Nếu có những trục trặc khác kèm theo, như sưng, rối loạn tiểu tiện hoặc đại tiện, đau lưng, hoặc vấn đề diễn ra dai dẳng thì việc đi khám bác sĩ là cần thiết.
Theo Daily Mail

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *