Đừng chủ quan bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, chính vì thế chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh. Theo thống kê, viêm mũi dị ứng ở trẻ là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến nhất nhưng lại ít được cha mẹ chú ý đến. Song, đây lại là bệnh lý có thể dẫn đến những nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ.

Bạn đang đọc: Đừng chủ quan bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

1. Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) còn được biết đến với tên gọi dân gian là sốt cỏ khô. Bệnh lý này không gây ra do sự tấn công của virus, vi khuẩn mà bản chất do rối loạn dị ứng của cơ thể trong trường hợp các niêm mạc tiếp xúc với một số dị nguyên trong không khí. Nói cách khác viêm mũi dị ứng thường do cơ địa dị ứng của người gặp phải. Ở trẻ em, bệnh viêm mũi dị ứng không quá phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp. Theo nhiều thống kê cho thấy nếu cha mẹ bị viêm mũi dị ứng thì xác suất trẻ sinh ra cũng mang cơ địa dị ứng tương tự sẽ cao hơn thông thường.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến và thường gặp nhất là: lông động vật (lông chó mèo, lông cừu từ các trang phục,….); các loại bụi trong không khí; các bào tử nấm lơ lửng; sợi bông, sợi len trong trang phục hoặc các đồ dùng trong nhà; các loại phấn hoa dễ gây kích thích; hoặc thậm chí sự thay đổi nhẹ về nhiệt độ môi trường cũng dễ gây kích ứng mũi,….

2. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng

Đừng chủ quan bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, dịch mũi là những triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng ở trẻ.

Viêm mũi dị ứng có các triệu chứng tương tự như viêm mũi thông thường, tuy nhiên các triệu chứng này thường xuất hiện nhanh chóng và thường có xu hướng giảm đi vào buổi tối. Cụ thể, theo kết quả của nhiều nghiên cứu, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng nói chung và trẻ em bị viêm mũi dị ứng nói riêng thường có các triệu chứng theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ với những đặc điểm dưới đây:

2.1. Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ

Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ xuất hiện phổ biến nhất khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng. Trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ có cảm giác cay trong mũi, ngứa mũi và sinh phản xạ hắt hơi liên tục và kéo dài.

Cùng với phản xạ hắt hơi, nước mắt thường trào ra ngoài cùng dịch nhầy mũi chảy liên tục và có màu trong như nước lã. Ở trẻ em, khi bị chảy dịch mũi thường khiến trẻ xì mũi mạnh hơn. Chính vì vậy niêm mạc mũi bị làm tổn thương và xuất hiện tình trạng tắt nghẹt mũi, gây khó chịu cho trẻ. Tình trạng rát bỏng ở vòm họng xuất hiện rõ rệt nhất ở trẻ khiến trẻ có cảm giác đau cổ họng. Trẻ thường mệt mỏi, rũ rượi và có cảm giác buồn ngủ nên thường tìm chỗ tối để nằm. Các triệu chứng này thường nặng về sáng và có xu hướng giảm dần và biến mất vào buổi tối.

2.2. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ

Đây là dạng viêm mũi dị ứng hay gặp nhất ở mọi lứa tuổi với triệu chứng điển hình là bị sổ mũi vào buổi sáng sớm ngay khi thức dậy. Buổi sáng sớm, khi tỉnh dậy tiếp xúc với một luồng gió nóng hoặc lạnh hay bụi, lập tức xoang mũi sẽ bị kích thích và tiết dịch nhầy, hắt hơi liên tục và mắt cay, chảy nước mắt.

Thời gian đầu, dịch mũi cũng sẽ có màu trắng trong. Tuy nhiên sau đó  dịch mũi đặc lại và có màu vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm mũi dị ứng đã nặng hơn và trở thành viêm mũi dị ứng mạn tính.

Ngoài ra, trẻ em viêm mũi dị ứng dẫn tới nghẹt mũi thường phải thở bằng miệng. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ thường viêm họng sau vài ngày viêm mũi. Đờm sẽ xuất hiện ở cổ họng, từ màu trắng đặc đến màu vàng xanh.

3. Cẩn trọng với tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Những trường hợp nào nên thực hiện cắt bao quy đầu trẻ em?

Đừng chủ quan bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của trẻ

Viêm mũi dị ứng tưởng chừng là bệnh lý thông thường nhưng đối với trẻ em sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ.

Viêm mũi dị ứng thường kèm theo phản xạ hắt hơi liên tục. Tình trạng hắt hơi liên tục khiến trẻ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi và mất tập trung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hắt hơi liên tục và kéo dài nhiều thời gian ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của trẻ, khiến trẻ giảm sút trí nhớ một cách đáng kể. Thêm vào đó, viêm mũi dị ứng khiến trẻ cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn. Tình trạng này lại xảy ra phần lớn vào ban ngày khiến trẻ không hào hứng trong các hoạt động học tập, làm việc hay vui chơi.

Viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi và khiến trẻ duy trì thở bằng miệng, là nguyên nhân gián tiếp khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công niêm mạc vòm họng, gây viêm họng ở trẻ.

Viêm mũi dị ứng rất cấp tính rất dễ chuyển sang mạn tính. Dấu hiệu đặc trưng là dịch nhầy không còn trong như nước mà chuyển sang màu vàng.Điều này có nghĩa bệnh sẽ dễ dàng tái phát, khó điều trị và ảnh hưởng nhiều hơn tới cuộc sống của trẻ. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng mạn tính có thể chuyển thành viêm xoang sớm cho trẻ.

4. Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ như nào

4.1.Điều trị

Viêm mũi dị ứng không giống với viêm mũi thông thường. Để điều trị dứt điểm các đợt viêm mũi tái phát, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là vệ sinh mũi cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi đúng cách và ngăn ngừa tiếp xúc với tác nhân gây kích thích dị ứng (bụi, phấn hoa, không khí lạnh,….)

Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị nếu các triệu chứng không giảm. Các bác sĩ sẽ dựa theo thể trạng của trẻ và mức độ viêm mũi dị ứng để kê thuốc cho trẻ. Hai dạng thuốc phổ biến được sử dụng là thuốc kháng histamine và thuốc chưa corticoid. Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc này bởi chúng gây tác dụng phụ cho trẻ và nếu dùng quá liều sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Khi sử dụng các loại thuốc điều trị, cha mẹ cần ghi nhớ chỉ được phép sử dụng sau khi được bác sĩ thăm khám và kê đơn.

 4.2. Phòng ngừa

Đừng chủ quan bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Cha mẹ có biết: Bơi lội có thể tiềm ẩn nhiều mầm bệnh?

Đeo khẩu trang cho trẻ khi di chuyển trong môi trường có khói bụi là các hiệu quả

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh lý có thể phòng ngừa hiệu quả từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần:

-Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ, bao gồm trong nhà và sân vườn để hạn chế tối đa bụi bẩn, nấm mốc.

– Thực hành thói quen bảo vệ mũi, họng cho trẻ khi di chuyển ngoài đường bằng cách đeo khẩu trang tránh khói bụi và các dị vật trong không khí.

– Vệ sinh vùng miệng họng hằng ngày và nên vệ sinh mũi định kỳ cho trẻ, nhất là khi vừa di chuyển trong môi trường bụi bẩn.

– Tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ bằng nguồn thực phẩm ăn uống hằng ngày.

Với những thông tin trên đây, hi vọng rằng ba mẹ sẽ hiểu được mức độ ảnh hưởng của bệnh lý đối với sức khỏe của trẻ cũng như cách xử lý khi trẻ gặp phải và cách phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *