Theo nghiên cứu, có 80% trường hợp lồng ruột xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi 5-10 tháng, bệnh hiếm gặp ở trẻ lớn. Cha mẹ đừng chủ quan với bệnh lồng ruột ở trẻ em bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Đừng chủ quan với bệnh lồng ruột ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ
Lồng ruột là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ nhỏ. Đây là trạng thái bệnh lý trong đó 2 khúc ruột trên và dưới chui lồng vào nhau gây nên hội chứng tắc ruột cơ học.
Theo các bác sĩ, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh lồng ruột ở trẻ. Nhiều nghiên cứu cho rằng, chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi đột ngột, dễ gây bệnh lồng ruột.
Ngoài ra, yếu tố gây bệnh lồng ruột ở trẻ còn có liên quan đến các bất thường ở u bướu, polyp trong ruột hoặc những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ có dinh dưỡng tốt, bụ bẫm, sổ sữa, hay gặp ở bé trai hơn bé gái do áp suất trong bụng và nhu động ruột ở bé trai hơn bé gái.
Đừng chủ quan với bệnh lồng ruột ở trẻ em
Cũng theo các bác sĩ, khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột khác sẽ dẫn tới tắc nghẽn, ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng (hay hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột).
Các đoạn ruột luôn kèm theo là các mạch máu nuôi dưỡng nên khi lồng ruột xảy ra thì thường các mạch máu cũng bị tắc nghẽn theo. Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết.
Tìm hiểu thêm: Polyp túi mật 10mm có nguy hiểm không? Cách nào để điều trị?
Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến trẻ bị tử vong.
Với những biến chứng nguy hiểm do bệnh lồng ruột gây ra, các bậc cha mẹ không được chủ quan tới tình trạng sức khỏe của bé. Cần phát hiện sớm dấu hiệu lồng ruột để kịp thời điều trị.
Cha mẹ có thể nhận biết bệnh khi trẻ có biểu hiện: khóc thét từng cơn khoảng 5 – 10 phút do nhu động ruột đang co bóp mạnh. Khi ruột hết co bóp thì bé hết đau, bớt khóc, bỏ bú, nôn.
Trẻ có thể đi ngoài ra máu, máu có lẫn nhầy, đỏ tươi. Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể cảm nhận một khối nổi lên, đó là khối ruột bị lồng.
>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm có thể gây tiêu chảy
Bên cạnh đó, trẻ bị lồng ruột còn kèm theo biểu hiện da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng…
Bệnh lồng ruột ở trẻ rất nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế khi thấy trẻ có các dấu hiệu bệnh vừa nêu trên, cha mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Để tìm hiểu thêm về bệnh lồng ruột ở trẻ, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.