Đừng chủ quan với bệnh vôi đốt sống cổ

Thường xuyên phải chịu các cơn đau nhức, tê cứng vùng cổ là triệu chứng điển hình của căn bệnh vôi đốt sống cổ. Trước đây, đa phần đối tượng mắc là những người ngoài 40 tuổi hoặc phụ nữ mãn kinh. Nhưng hiện nay căn bệnh này lại có xu hướng trẻ hóa. Người trẻ cũng có nguy cơ mắc và nhất là người lao động nặng, nhân viên văn phòng. Vì vậy bạn không nên quá chủ quan với căn bệnh này. Điều cần làm là bạn nắm vững các thông tin, kiến thức liên quan tới bệnh để chủ động hơn.

Bạn đang đọc: Đừng chủ quan với bệnh vôi đốt sống cổ

1. Vôi đốt sống cổ là gì?

Bệnh vôi đốt sống cổ hay còn được gọi với cái tên gai đốt sống cổ. Đây là tình trạng lắng đọng canxi tại các dây chằng nối từ thân đốt sống cổ tới các mấu vai, mấu ngang. Khi này sẽ khiến phần cột sống vôi hóa và hình thành các gai. Gai chèn ép dây thần kinh hay đè vào mạch máu sẽ dẫn đến các cảm giác đau đớn.

Đừng chủ quan với bệnh vôi đốt sống cổ

Đốt sống cổ

Như chúng ta đã biết, phần cột sống cổ gồm 7 đốt xếp chồng lên nhau từ C1-C7. Trong đó 3 đốt C4, C5, C6 là nơi có nguy cơ mắc cao nhất.

2. Những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh

Để có thể phòng ngừa hay điều trị sớm thì bạn cần hiểu rõ về các nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý. Biết về nguyên nhân để có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời tránh mắc bệnh. Nắm rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh và thăm khám bác sĩ sớm.

2.1. Nguyên nhân của tình trạng vôi đốt sống cổ

Theo nghiên cứu thì các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vôi hóa ở cổ có thể kể tới như:

– Bạn hoạt động mạnh, hoạt động quá sức kéo dài. Đặc biệt như: mang vác vật nặng thường xuyên, làm việc ở văn phòng trong một tư thế quá lâu.

– Các chấn thương dó va đập khi vận động mạnh và làm tổn thương tới vùng cổ, dây chằng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vôi hóa.

– Do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao các đốt sống và đĩa đệm dần thoái hóa sau đó hình thành các gai.

– Khi cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng canxi và các dưỡng chất cần thiết cho xương. Từ đó dễ dàng dẫn tới tình trạng thoái hóa.

2.2. Dấu hiệu để nhận biết vôi đốt sống cổ

Một vài dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết vôi hóa đốt sống cổ như:

– Thường xuyên nhức mỏi vùng cổ, cứng cổ, khó khăn khi xoay, vặn cổ. Các vận động quanh vùng cổ đều gây đau rát khó chịu.

– Đau nhức vùng bả vai và lan xuống cả hai cánh tay. Cơn đau đôi khi gây rát và tê cứng hai bàn tay và hạn chế khả năng vận động của tay.

– Đau lan lên tới vùng chẩm, vùng trán và nửa đầu trước.

– Đau đỉnh đầu và hai hốc mắt.

Tìm hiểu thêm: Chữa viêm quanh khớp vai thế nào?

Đừng chủ quan với bệnh vôi đốt sống cổ

Vôi hóa cột sống cổ gây ra đau đầu và nhức 2 hốc mắt

Bên cạnh việc tự nhận biết qua các cơn đau bạn có thể tới thăm khám bác sĩ xương khớp định kỳ để phát hiện sớm. Bác sĩ sẽ thăm khám thông qua các cử động cổ của bạn hoặc chỉ định chụp X quang, MRI cột sống. Từ đó sẽ dễ dàng phát hiện các gai, hẹp đốt sống và các đường cong ở cổ khi có dấu hiệu bất thường.

3. Vôi hóa vùng đốt sống cổ nguy hiểm thế nào?

Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động như:

– Rối loạn tiền đình. Ở phần đốt sống cổ tập trung rất nhiều dây thần kinh quan trọng, khi thoái hóa sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não. Từ đó dẫn đến các dấu hiệu như: buồn nôn, lo lắng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ giảm và đặc biệt là mất ngủ.

– Dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Khi đã bị vôi hóa các đĩa đệm cạnh nhau sẽ bị giảm khả năng đàn hồi và dẫn tới thoát vị.

– Hẹp tủy sống: các gai xương xuất hiện làm cho tủy sống bị hẹp lại, cấu trúc cột sống thì thay đổi. Từ đó thường dẫn tới các cơn đau đầu kéo dài, nhức bả vai, cánh tay.

– Thiểu năng động mạch đốt sống phân liệt.

– Chèn ép hệ thống dây thần kinh: vôi hóa khiến tổn thương dây thần kinh, làm gián đoạn quá trình dẫn truyền thông tin. Đặc biệt là với biến chứng chèn ép rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra bại liệt tay, rối loạn tứ chi và rối loạn thực vật.

4. Điều trị vôi hóa không phẫu thuật

Đối với vôi hóa ở mức độ nhẹ bệnh nhân được khuyên nên thay đổi từ lối sống hàng ngày để dễ kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, khi gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, các cơn đau diễn ra liên tục thì cần thăm khám và điều trị theo phác đồ sớm.

Hai phương pháp điều trị bệnh hiện nay được quan tâm đó là: cải thiện dùng thuốc & không dùng thuốc.

4.1. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân vôi hóa

Thuốc dùng cho vôi hóa chủ yếu là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, để khiến quá trình vôi hóa diễn ra chậm hơn. Thuốc không có tác dụng chữa triệt để bệnh mà cần kết hợp cùng các phương pháp khác để mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyên không nên sử dụng thuốc kéo dài mà cần dùng đúng đủ theo liều lượng mà bác sĩ đưa ra.

4.2. Không sử dụng thuốc

Đối với điều trị lâu dài thường được mọi người chú ý có thể kể tới các biện pháp không sử dụng thuốc như:

– Vật lý trị liệu.

– Siêu âm trị liệu.

– Xoa bóp trị liệu.

– Châm cứu, bấm huyệt.

Đừng chủ quan với bệnh vôi đốt sống cổ

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp điều trị đau mỏi vai gáy

Vật lý trị liệu – phương pháp được nhiều bệnh nhân vôi đốt sống cổ quan tâm

Bên cạnh đó để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bạn cũng cần chú ý và thực hiện các thói quen như:

– Thường xuyên thể dục, luyện tập vận động qua các môn thể thao: bơi lội, đi bộ,…

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho xương.

– Khi mắc hay gặp các vấn đề về loãng xương, thoát vị, thoái hóa,… cần đi thăm khám để điều trị sớm tránh để tiến triển thành gai, vôi đốt sống.

Kết hợp giữa điều trị và cải thiện lối sống sẽ giúp tình trạng bệnh được tiến triển tốt. Đặc biệt đối với người trẻ thì cần cân đối hơn giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh quá sớm. Nhất là khi phát hiện các dấu hiệu đau nhức tại các vùng đã nêu trên thì cần đến các cơ sở ý tế để thăm khám và có phương hướng điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *