Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến xảy ra ở hơn 50% số trẻ, khiến trẻ bị trớ hoặc nôn do thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Bạn đang đọc: Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

1. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh là tình trạng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Tình trạng này được phân loại trào ngược do sinh lý hoặc bệnh lý. Tùy từng loại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh

1.1 Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do sinh lý

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hầu hết đều bị trào ngược dạ dày. Nguyên nhân do mẹ cho bú sai tư thế, khiến sữa trào ngược lên miệng. Ngoài ra còn do hệ tiêu hóa chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới của bé đóng mở chưa đều. 

Nhiều axit dạ dày đẩy lên, gây kích thích cổ họng hoặc thực quản, khiến bé trớ hoặc nôn ra.Độ tuổi gặp phải trào ngược thường xuyên là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Triệu chứng là trớ sữa nhiều lần trong ngày nhưng trẻ vẫn sinh hoạt và lên cân bình thường, không bị khò khè hay tái phát. Tần suất trào ngược giảm dần theo thời gian và tự động hết khi bé biết đi. Chậm nhất là khi trẻ trên 1 tuổi. 

1.2 Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Trào ngược dạ dày do bệnh lý xảy ra đối với trẻ trên 1 tuổi. Triệu chứng là trẻ nôn trớ thường xuyên, giọng khàn, hơi thở khò khè lúc ngủ. Trẻ quấy khóc liên tục, biếng ăn, chậm tăng cân, thường xuyên cáu kỉnh, hen phế quản, viêm phổi tái phát.

Nguyên nhân có thể do trẻ mắc dị tật bẩm sinh như sa dạ dày, thoát vị cơ hoành khiến cơ thắt thực quản dưới yếu; tẻ hở van tâm vị bẩm sinh, nhiễm trùng toàn thân… 

Trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được chẩn đoán chính xác.

2. Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

– Trẻ ói hoặc nôn sữa chủ yếu qua đường miệng hoặc cả mũi.

– Trẻ biếng ăn, quấy khóc, đêm ngủ không ngon

– Ợ nóng hoặc đau xương ức ở trẻ lớn hơn

– Chậm tăng cân hoặc nặng hơn là suy dinh dưỡng, thiếu máu kéo dài

– Khi có biến chứng đường hô hấp sẽ kèm khò khè, có khi tím tái. Trẻ có thể phải nhập viện vì các cơn ngừng thở và gây nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. 

Tìm hiểu thêm: 3 bước tiến lớn của nội soi dạ dày đại tràng hiện đại

Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trào ngược gây nôn, trớ ở trẻ

3. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị trào ngược có thể do nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân chủ quan hoặc do bệnh lý, cụ thể như sau:

– Hệ thống tiêu hóa và dạ dày chưa ổn định và hoàn thiện dễ gây trào ngược. Dạ dày trẻ em cũng nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn. 

– Cơ thắt thực quản chưa phát triển, hoạt động đóng mở không hiệu quả dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản.

– Thức ăn tiêu thụ mỗi ngày chủ yếu là sữa hay cháo của trẻ em cũng dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ ở cơ vòng vì là dạng mềm lỏng.

– Trẻ em sử dụng sữa ngoài, sữa bò làm tăng nguy cơ xuất hiện trào ngược dạ dày hơn so với trẻ bú mẹ. Do sữa bò tiêu hóa chậm nên nằm trong dạ dày lâu hơn.

– Tư thế cho bé bú không đúng cũng dễ gây trào ngược. Thông thường trẻ hay được bú ở tư thế nằm ngang, đặc biệt là ban đêm. Tuy nhiên điều này dễ khiến sữa ở dạ dày trào ngược lên miệng. 

– Do một số bệnh lý bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, khiến thức ăn trào ngược lên. 

4. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng tiêu hóa: Trẻ viêm thực quản ở các mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Nặng nhất là barrett thực quản có thể dẫn tới ung thư.

– Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: Trẻ bị ho, khò khè kéo dài. Điều trị thông thường không giúp thuyên giảm các triệu chứng này. Trẻ cũng có thể bị khàn tiếng hoặc hen suyễn.

– Vấn đề về tai mũi họng như: Viêm xoang, viêm tai, mòn răng…

– Trẻ có thể chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi của trẻ. 

5. Khi nào trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh cần đi gặp bác sĩ

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nhìn chung không phải vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên cần chú ý khi bé có những triệu chứng kèm trào ngược sau đây:

– Nôn mửa dữ dội kèm co thắt cơ bụng mạnh

– Trớ ra chất lỏng vàng hoặc xanh lá cây. Đôi khi là chất đặc như bã cà phê, có máu

– Không chịu bú, không chịu ăn uống

– Có máu trong phân

– Bé khó thở hoặc ho lâu, ho dai dẳng

– Bé khó chịu, khóc quấy bất thường khi ăn hoặc ngay sau ăn

– Bé bị ợ nóng hoặc đau bụng

– Bị chua miệng, đặc biệt là buổi sáng

– Đau hoặc khó nuốt

– Các vấn đề hô hấp như thở khò khè, ho mãn tính, khàn giọng 

– Bệnh viêm phổi tái phát

Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: U đại tràng lành tính – ác tính: phân biệt và điều trị 

Trẻ cần gặp bác sĩ khi trào ngược bất thường

6. Biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ

Cha mẹ cần lưu ý để phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ như sau:

– Chuẩn bị quần áo rộng rãi, thoải mái cho bé

– Cho trẻ ăn trước khi ngủ 3 tiếng

– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, giảm số lượng thức ăn mỗi cữ và tăng số lần ăn.

– Bế trẻ ở tư thế thẳng đứng 30 phút sau khi ăn. Tránh để bé nằm xuống ngay

– Hạn chế các loại thực phẩm có tính axit, cay, caffeine, chất béo có hại vì rất không tốt cho dạ dày

– Cho trẻ bú ở tư thế đầu cao 30 độ và để duy trì ngay cả lúc ngủ. Cho trẻ nằm nghiêng trái để giảm ợ hơi, ợ nóng.

– Thay đổi kích thước núm ti trên bình sữa nếu quá lớn. Lỗ chảy sữa cũng không quá to để tránh dòng sữa mạnh. 

– Nâng cao đầu giường, cũi hoặc nôi bé khoảng 30 độ.

Nếu các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc thích hợp. Hầu hết các loại thuốc giúp dạ dày tạo ít axit và khí hơi đều an toàn, ít tác dụng phục. 

Nếu sử dụng liều cao có thể có tác dụng phụ là tiêu chảy.  Sử dụng thời gian dài và liều cao trẻ có nguy cơ loãng xương, còi xương hoặc thiếu vitamin B12. Việc sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có chuyên khoa Tiêu hóa với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại giúp phát hiện chính xác các bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Để được tư vấn và đặt lịch, vui lòng liên hệ hotline của bệnh viện hoặc đặt lịch trực tuyến qua website. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *