Bệnh trĩ hay còn gọi là giãn tĩnh mạch trực tràng và ung thư hậu môn (ung thư trực tràng) có những triệu chứng rất giống nhau. Sự nhầm lẫn này rất nguy hiểm, vì có thể khiến người bệnh chủ quan không thăm khám, điều trị sớm, dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Đừng nhầm trĩ với ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn là một sự phát triển bất thường của các tế bào hậu môn, có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây là bệnh rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tại sao răng mọc chậm ở trẻ?
>>>>>Xem thêm: Ra máu báo bao lâu thì biết có thai?
Bệnh trĩ và ung thư hậu môn có nhiều triệu chứng tương đồng, gây chủ quan cho nhiều người.
Bệnh trĩ là tình trạng các mô hậu môn (có chứa tĩnh mạch) bị sưng do quá trình táo bón kéo dài, gây ra viêm, phát triển cục máu đông hoặc khối u lành tính, hoặc hậu môn trở nên phình to và nhô ra gây khó chịu. Những người bị cục u nhô ra ngoài hậu môn được gọi là trĩ ngoại. Ngược lại, nếu chúng ở trong hậu môn, được gọi là trĩ nội.
Sự khác biệt về nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ung thư hậu môn thường gặp nhất là do vi rút HPV (Human Papilloma Virus), thường thấy ở những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Ung thư hậu môn thường gặp ở người trên 40 tuổi.
Trong khi đó, nguyên nhân gây bệnh trĩ được cho là do lối sống và căng thẳng kéo dài, ăn nhiều thức ăn cay nóng, ít vận động, thiếu tập thể dục, táo bón mãn tính. Bệnh trĩ cũng thường gặp ở những bà bầu trong quá trình mang thai.
Phân biệt triệu chứng của ung thư hậu môn và trĩ như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tại sao răng mọc chậm ở trẻ?
>>>>>Xem thêm: Ra máu báo bao lâu thì biết có thai?
Triệu chứng thường gặp của ung thư hậu môn là thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy và táo bón xen kẽ…
Mặc dù trĩ và ung thư hậu môn có những triệu chứng khá giống nhau như táo bón, máu trong phân… nhưng nếu phân tích kỹ, 2 bệnh này vẫn có nhiều sự khác biệt.
Thay đổi thói quen đại tiện: Đối với ung thư hậu môn, triệu chứng thường gặp là sự thay đổi thói quen đại tiện, người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ,… Trong khi đó, người bị bệnh trĩ bị táo bón mãn tính. Táo bón thường đi kèm chảy máu, đau hậu môn khi ngồi hoặc nằm, các vết trầy xước trong quá trình đại tiện cũng gây ra viêm, khiến người bệnh bị ngứa quanh hậu môn và nóng rát.
Chảu máu hậu môn: Cả 2 bệnh đều gây ra chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, người bị trĩ thường bị chảy máu màu đỏ tươi, máu giảm sau khi khi đại tiện xong. Việc chảy máu nhiều có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Trong khi ở ung thư hậu môn, máu có thể màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tại sao răng mọc chậm ở trẻ?
>>>>>Xem thêm: Ra máu báo bao lâu thì biết có thai?
Bệnh trĩ thường khiến người bệnh đau rát hậu môn, đau khi ngồi hoặc nằm…
Xuất hiện u, cục: Ở người bệnh trĩ ngoại, có thể sờ thấy búi trĩ ở hậu môn hoặc nhô hẳn ra ngoài. Búi trĩ cũng có thể thò ra ngoài khi người bệnh hắt hơi, cười, ho, hoặc khi đứng một thời gian dài. Trong khi đó, ở người bệnh ung thư hậu môn, khó có thể nhìn thấy khối u ở trong hoặc xung quanh hậu môn. Tuy nhiên, nếu thăm khám hậu môn, trực tràng kỹ thuật số có thể phát hiện ra bề mặt cứng, gập gềnh – dấu hiệu của ung thư hậu môn.
Triệu chứng khác ở bệnh ung thư hậu môn: sưng hạch bạch huyết ở bẹn, chảy máu bất thường từ hậu môn, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân, sức khỏe suy yếu, trong khi người mắc bệnh trĩ vẫn bình thường.
Nếu ung thư hậu môn được phát hiện, và căn thiệp sớm, bệnh có điều trị được.
Dù là trĩ hay ung thư hậu môn, đó cũng là tình trạng cần phải điều trị sớm. Do đó, khi có triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám ngay để điều trị kịp thời.