Đường huyết tăng hay lượng đường trong máu tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nguyên nhân phổ biến gây tăng đường huyết là do ăn quá nhiều, ít tập thể dục hoặc căng thẳng về cảm xúc. Nếu bạn bị tăng đường huyết thường xuyên và gặp phải các triệu chứng cực đoan, nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Sau đây là một số ảnh hưởng của tình trạng đường huyết tăng tới sức khỏe.
Bạn đang đọc: Đường huyết tăng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
1. Khi nào người bệnh bị tăng đường huyết
Tăng đường huyết là thuật ngữ dùng để mô tả lượng đường huyết trong máu cao hơn mức thông thường. Hiện tượng này thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người mắc bệnh võng mạc tiểu đường cũng có thể gặp hiện tượng tương tự.
Xét nghiệm máu (đo glucose trong máu lúc đói) giúp phát hiện sớm tiểu đường và tiền tiểu đường. Người có glucose trong máu dưới mức trung bình từ: 3,9 – 5,6 mmol/L là bình thường.
Người bệnh ở thời kỳ tiền tiểu đường nếu:
– Glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) dưới 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L; và glucose huyết tương tại thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8 mmol/L.
– Glucose huyết tương tại thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường tĩnh mạch dưới 7,8 mmol/L đến 11 mmol/L.
Người bệnh xác định mắc bệnh tiểu đường nếu:
– Mức glucose huyết tương lúc đói >= 7,0 mmol/L.
– Mức glucose huyết tương >= 11,1 mmol/L tại thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường tĩnh mạch.
-
Đường huyết tăng hay lượng đường trong máu tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu.
2. Dấu hiệu nào cho biết có sự gia tăng chỉ số đường huyết
2.1. Dấu hiệu đường huyết tăng: Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là một triệu chứng phổ biến của lượng đường trong máu cao. Đi tiểu thường xuyên hoặc lượng nước tiểu cao hơn so với bình thường có thể là dấu hiệu đầu tiên được xác nhận của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường huyết tăng, các hợp chất được gọi là ketones sẽ phát triển trong cơ thể. Để đo nồng độ ketones, hãy sử dụng máy kiểm tra nước tiểu tại nhà.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) thì tập thể dục sẽ làm giảm lượng đường huyết trong máu. Tuy nhiên nếu lượng đường trong máu tăng cao kèm theo nồng độ ketones cũng cao thì tập thể dục còn có thể khiến đường huyết tăng cao hơn nữa. Giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ cũng là một biện pháp giảm đường huyết.
2.2. Dấu hiệu đường huyết tăng: Thường xuyên cảm thấy đói và khát
Thường xuyên cảm thấy đói và khát không rõ lý do có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết cao. Theo University of Iowa Hospitals and Clinics (UIHC), khô miệng và cảm thấy khát có thể là triệu chứng ban đầu thường gặp của bệnh toan ceton do tiểu đường.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm toan ceton có thể phát triển một cách nghiêm trọng. Đối với những người bị bệnh tiểu đường mà không phát hiện mình mắc bệnh thì những triệu chứng như đói và cảm thấy khát có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cần có sự khám kỹ lưỡng của bác sĩ.
-
Tìm hiểu thêm: Mẹ bị sứt môi có di truyền không?
Thường xuyên cảm thấy đói, khát không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện của tình trạng đường huyết cao.
2.3. Dấu hiệu đường huyết tăng: Mắt mờ dần và dễ ngủ lịm đi
Nhìn mờ có thể xảy ra và là một triệu chứng của đường trong máu cao. Theo UIHC, người bị tiểu đường nhưng không tuân thủ điều trị thì sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra nhiều trường hợp bị giảm cân không rõ lý do gây buồn nôn.
Người đã chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường lẫn người không uống thuốc hoặc ăn đúng cách,đều có thể gặp phải nồng độ đường trong máu cao. Khi gặp phải vấn đề về mắt và giảm trí nhớ, bệnh nhân có khả năng sẽ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ví dụ như hạ đường huyết bằng cách sử dụng insulin. Nếu những triệu chứng trở nên trầm trọng cần chăm sóc y tế cấp cứu ngay lập tức.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh phải báo cho bác sĩ về các triệu chứng đói và khát bất thường để có những biện pháp điều trị hiệu quả nhất về sức khỏe.
3. Giải đáp thắc mắc: đường huyết tăng cao có nguy hiểm không?
Chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào những biến chứng mà nó gây ra. Cụ thể là:
3.1. Biến chứng cấp tính
Tăng chỉ số đường huyết được coi là nguy hiểm khi nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người nếu không được cấp cứu ngay. Những biến chứng cấp tính gồm:
– Nhiễm toan ceton:
Người mắc tiểu đường tuýp 1 rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi chỉ số đường huyết tăng cao. Lúc này chỉ số đường huyết sẽ vượt quá 14 mmol/l hoặc 250 mg/dL và khiến các tế bào bên trong cơ thể thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng ấy thì cơ thể sẽ tự động sinh ra cơ chế “đốt cháy” mỡ và hậu quả của nó chính là làm tăng ceton trong máu. Nhiễm toan ceton nghĩa là một lượng lớn ceton tích luỹ trong máu. Nó làm cho cơ thể bị nhiễm độc và gây ra những biểu hiện: lo lắng, bồn chồn và thở có mùi chua hay giống với mùi trái cây lên men.
– Gia tăng áp lực nước tiểu:
Chỉ số đường huyết tăng quá cao làm cho nước thấm sâu vào thành mạch đẩy chất thải của cơ thể ra ngoài theo đường nước tiểu. Hậu quả là cơ thể sẽ thiếu nước trầm trọng.
3.2. Biến chứng tiểu đường
Chỉ số đường huyết quá cao nguy hiểm không xin được trả lời là cực kỳ nguy hiểm với các trường hợp biến chứng mãn tính bởi vì nó làm tổn thương mạch máu và hệ thần kinh trung ương. Các biến chứng nên cẩn thận đó là:
– Tại mạch máu ngoại vi: Gia tăng chỉ số đường huyết trong thời gian dài có thể làm tắc nghẽn động mạch vành gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch…
– Tại mạch máu nhỏ: Khi chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột sẽ làm tổn thương thần kinh gây ảnh hưởng tiêu cực lên thận và thị lực như: suy thận, thị lực giảm, mù loà…
– Tổn thương hệ tuần hoàn: Những người bị tổn thương hệ thần kinh trung ương khi tăng chỉ số đường huyết lên cao sẽ bị rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể như suy giảm tình dục, rối loạn giấc ngủ…
4. Lưu ý cần ghi nhớ
>>>>>Xem thêm: Cắt 2 thùy tuyến giáp có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?
Thăm khám bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả bệnh tiểu đường.
Từ giải đáp thắc mắc chỉ số đường huyết tăng cao có nguy hiểm không ở trên chúng tôi muốn khẳng định rằng đừng chủ quan trước vấn đề đường huyết. Đặc biệt, nếu có những biểu hiện sau đây bạn nên lập tức đến khám bác sĩ chuyên khoa:
– Tiêu chảy và nôn mửa với tần suất cao mặc dù hoạt động ăn uống vẫn diễn ra bình thường.
– Bị sốt cao trên 24 giờ.
– Chỉ số đường huyết trên 240 mg/dl mặc dù đã uống thuốc trị tiểu đường.
– Khó giữ chỉ số đường huyết dưới mức bình thường.
Nếu cần tìm hiểu thêm về tình trạng này bạn đọc có thể gọi ngay đến tổng đài Thu Cúc TCI 0936 388 288, để được tư vấn tình trạng bệnh lý miễn phí và đặt lịch khám.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.