Đứt dây chằng chéo trước khớp gối là một chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, lao động. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi sinh hoạt, vận động nếu không điều trị kịp thời. Bệnh còn có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng vì thế phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối là việc làm rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Đứt dây chằng chéo trước có nguy hiểm không
Biểu hiện khi đứt dây chằng chéo trước
Sau khi chấn thương gối sẽ sưng to ( do chảy máu trong khớp ) và có kèm theo các biểu hiện như:
- Gối lỏng lẻo mất vững, khó làm chân trụ, thậm chí ngã khi cố làm chân trụ.
- Lên xuống cầu thang khó khăn, đặc biệt khi xuống cầu thang.
- Khó khăn đứng lên ở tư thế ngồi xổm.
- Không thể chạy nhanh được nữa.
- Teo cơ đùi.
- Gối sưng đau từng đợt ( càng về sau những đợt sưng đau càng nhiều hơn và kéo dài hơn, đặc biệt sau những lần vận động nặng ).
- Thỉnh thoảng bị kẹt khớp.
- Thậm chí nặng hơn nữa phải dùng gậy nạng để hỗ trợ khi đi lại.
- Đứt dây chằng chéo trước là hậu quả của việc chấn thương sau tai nạn lao động, thể dục thể thao…
Hậu quả khi đứt dây chằng chéo trước khớp gối
Khi dây chằng chéo trước bị đứt, quan hệ động học giữa xương đùi và xương chày thay đổi, sự phân phối và truyền lực từ đùi xuống cẳng chân không bình thường, từ đó dẫn đến hai tổn thương thứ phát là rách sụn chêm và thoái hóa khớp.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Khám thoái hóa khớp ở đâu tốt nhất?
- Nếu không được điều trị sớm, đứt dây chằng chéo trước sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và gây biến chứng
Tổn thương sụn chêm thứ phát
Sụn chêm trong lúc đầu có thể còn nguyên vẹn và gắn chặt vào mâm chày. Do tổn thương dây chằng chéo trước, mâm chày bị di động ra trước và sụn chêm bị kẹt dưới lồi cầu trong xương đùi và khi gối gấp, nó bị nghiền và do đó sẽ bị rách ở sừng sau. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này có thể làm cho đường rách lan rộng thêm ra sừng trước và sừng giữa. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở sụn chêm ngoài nhưng ít hơn vì sụn chêm ngoài di động hơn so với sụn chêm trong.
Tổn thương thoái hóa khớp
Do sự thay đổi về động học của khớp gối nên dẫn đến những tổn thương thoái hóa do tổn thương xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc khớp bánh chè lồi cầu đùi.
Chẩn đoán và điều trị đứt dây chằng chéo trước gối
Để chẩn đoán bạn có bị đứt dây chằng chéo trước gối hay không, bạn cần tới bệnh viện. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng báo hiệu bệnh và có thể chỉ định một vài xét nghiệm cần thiết như:
Chụp X-quang thường đánh giá toàn bộ gối bị chấn thương: phát hiện ra các thương tổn xương kèm theo (gãy xương).
Khi đã có chẩn đoán xác định đứt dây chằng chéo trước khớp gối, chỉ định phẫu thuật là cần thiết để phục hồi lại cơ năng khớp gối cho bệnh nhân và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, thoái hóa khớp.
>>>>>Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối: Người bệnh nên làm gì?
- Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước gối là giải pháp an toàn, hiệu quả cho những trường hợp bị đứt dây chằng
Hiện nay, phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo khớp gối khớp gối được áp dụng rộng rãi và mang lại kết quả cao.
Khi dây chằng chéo trước đứt, không có khả năng khâu nối lại vì hai đầu đứt rời xa nhau, các bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn gân khác để thay thế cho dây chằng đã bị đứt. Đoạn gân dùng để thay thế sẽ được cố định hai đầu vào xương đùi và xương chày tương ứng ở vị trí bám của dây chằng trước đây và sẽ đóng vai trò của dây chằng chéo trước khớp gối.
Để bảo đảm quá trình hồi phục sau phẫu thuật tốt, bệnh nhân nên tuân thủ đầy đủ các bài tập phục hồi chức năng mà bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn. Người bệnh cũng đặc biệt chú ý không nên vận động nhanh, mạnh quá sớm (trong 2 tháng đầu) vì có thể bị đứt lại dây chằng chéo trước. Nên sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ trong thời gian 1-2 năm sau phẫu thuật.
Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang áp dụng phương pháp phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước gối bằng phương pháp nội soi, an toàn, không đau, khả năng phục hồi tới 90% hoặc hoàn toàn. Bệnh viện còn áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ, hỗ trợ tối đa cho mọi người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.