Những ai từng trải qua cơn đau gai đốt sống chắc hẳn sẽ rất ám ảnh về bệnh lý này. Theo các quan điểm ở dân gian, gai hình thành do sự dư thừa canxi. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau nhức khó chịu đối với người bệnh. Vậy những nhận định này có thực sự đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn xem gai đốt sống cổ là bệnh gì?
Bạn đang đọc: Gai đốt sống cổ là bệnh gì, có thể điều trị được không?
1. Tổng quát về bệnh gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, và nó được đánh giá xuất hiện nhiều ở nam giới và có nguy cơ tăng lên theo độ tuổi. Vậy hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn nha:
1.1. Gai đốt sống cổ là bệnh gì?
Gai đốt sống cổ hay còn được gọi là bệnh thoái hóa cột sống. Lý do được gọi là gai đốt sống là vì ở phần ngoài hay hai bên của cột sống hình thành các xương giống như gai. Đa phần ở các vị trí trên xương sống đều có thể xuất hiện gai. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở hai vị trí: cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Gai xương chủ yếu xuất hiện ở phần cổ và lưng
Về quan điểm ở dân gian khi gai xuất hiện là do thừa canxi, thì đây là quan điểm chưa chính xác. Vốn dĩ canxi trong cơ thể của mỗi người được duy trì một cách chặt chẽ. Nồng độ canxi ở trong máu cũng luôn được giữ ở mức ổn định.
Trên thực tế thì khá ít trường hợp bị thừa canxi, đa phần là thiếu hụt canxi trong cơ thể. Nếu như lượng canxi cung cấp cho các hoạt động hàng ngày giao động từ 800-1000mg. Với hàm lượng thức ăn nạp vào hàng ngày thì chỉ có thể đáp ứng được khoảng 50% số canxi đó. Chính vì vậy không thể nói rằng thừa canxi là nguyên nhân dẫn tới gai cột sống. Thực tế thì, nguyên nhân dẫn đến gai cột sống là từ hậu quả của các bệnh lý ở vùng cột sống gây ra. Vì vậy, gai đốt sống cổ là bệnh hình thành từ thoái hóa ở đốt sống cổ.
1.2. Gai đốt sống cổ là bệnh gì? Vị trí xuất hiện ở đâu?
Cột sống cổ được cấu trúc thành từ 7 đốt sống (từ C1-C7) và uốn cong hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống thứ nhất là ngay dưới xương sọ. Phần cột sống cổ bao gồm hai đốt sống cổ đầu tiên là: đốt đầu và đốt trục, năm đốt còn lại gọi là cột sống cổ thấp.
Nhiệm vụ của các đốt sống cổ là nâng đỡ vùng đầu và thực hiện các chức năng vận động, bảo vệ tủy sống, mạch máu và cả hệ thần kinh. Vì thế mà cột sống cổ là vị trí có nguy cơ cao gặp phải các tổn thương bởi các bệnh lý như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm (trường hợp này ít xảy ra hơn ở đốt C1 và C2 do không có cấu tạo đĩa đệm) và gai cột sống.
2. Nguyên nhân chính dẫn đến gai đốt sống cổ
Bản chất của việc hình thành các gai xương là do cơ chế thích ứng của cơ thể khi mà các khớp xương gặp phải tình trạng tổn thương. Điều này xảy ra khi tình trạng viêm xương khớp làm vỡ sụn đệm tại các đầu xương, từ đó gây ra gai đốt sống. Từ đây khiến cơ thể sửa chữa bằng cách tăng sản xinh ra canxi gần khu vực tổn thương nhằm mục đích bảo vệ. Vô hình chung điều này lại dẫn đến sự hình thành gai xương.
Như vậy, từ những vấn đề này ta có thể đề cập tới một số nguyên nhân chính gây bệnh là:
– Tuổi tác: sự thoái hóa của xương cột sống dần theo thời gian sẽ bị lão hóa. Điều này thúc đẩy sự xuất hiện của các bệnh lý về xương khớp như: gai đốt sống, thoái hóa khớp,…
Tìm hiểu thêm: Yoga chữa đau dây thần kinh tọa và một số lưu ý
Người cao tuổi có nguy cơ mắc gai đốt sống cao hơn so với người trẻ
– Tư thế vận động làm việc. Người làm công việc khuân vác nặng thường xuyên hay nhân viên văn phòng ngồi một tư thế trong thời gian dài. Những đối tượng này theo thời gian sẽ gây ra nhiều tổn thương cho sụn khớp, đĩa đệm,… dẫn tới gai đốt sống.
– Sự lắng đọng canxi: Sự tích tụ canxi không được chuyển hóa hết ở dạng calcipyrophosphat ở dây chằng, gân tiếp xúc gần với đốt sống.
– Do chấn thương ở vùng cổ, gần cổ. Hiện tượng này thường gặp khi thể thao quá sức, vận động sai cách, tai nạn,… Những chấn thương này làm xương bị nứt, gãy, hay cọ xát nhiều. Từ đó dần theo thời gian sẽ hình thành lên gai.
– Một số nguyên nhân khác như: bệnh béo phì; nghiện thuốc lá, rượu bia, chất kích thích; lupus; bệnh gout;…
3. Triệu chứng đặc trưng của gai đốt sống cổ
Đa phần bệnh lý này không có dấu hiệu quá rõ rệt để có thể nhận biết ngay lập tức. Đến khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng đau nhức rõ ràng và diễn ra thường xuyên thì người bệnh mới để ý. Tuy nhiên, nếu chú ý và cẩn thận bạn cũng có thể phát hiện ra bệnh qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:
– Thường xuyên có các cơn đau nhức, buốt ở vùng cổ. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy xơ cứng và mỏi nhức cổ liên tục. Khi bệnh dần tiến triển nặng, cơn đau ở vùng có gai tăng lên và diễn ra thường xuyên hơn. Cơn đau nặng hơn khi thực hiện các vận động quanh cổ.
– Đau nhức các chi xung quanh. Khi các cơn đau rõ rệt hơn, chúng sẽ lan dần sang hai bên bả vai và xuống cả cánh tay, bàn tay.
– Tê bì, mất dần cảm giác tại các chi. Sự chèn ép của gai vào xương và dây thần kinh dần sẽ khiến hai cánh tay, bàn tay tê bì, ngứa râm ran và nặng hơn có thể làm mất đi cảm giác.
>>>>>Xem thêm: Ngón tay lò xo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Tê bì vùng vai, cánh tay và cả bàn tay
– Rối loạn thần kinh thực vật: Tình trạng này khiến khả năng tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Vì lúc này gai đốt sống gây ra thu hẹp đường ống dẫn tủy.
– Mất cảm giác: người bệnh có thể mất dần các cảm giác ở vùng cổ, cơ thể thì mệt mỏi và hay nhức đầu, yếu cơ.
4. Gai đốt sống cổ nguy hiểm thế nào?
Sự xuất hiện của gai xương mọc dọc theo các đốt sống cổ sẽ gây ra các cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu không được quan tâm và can thiệp kịp thời, tình trạng có thể trở nặng, kích thích hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm như:
– Hội chứng bị chèn ép tủy cổ.
– Bị động mạch cột sống thân nền.
– Hội chứng tổn thương ở cổ, vai và cả cánh tay.
– Ảnh hưởng trực tiếp đến tủy sống. Nếu nghiêm trọng hơn có thể làm mất kiểm soát bàng quang và ruột.
– Dẫn đến các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu não và cả khó thở.
Trên là một sống thông tin lý giải về bệnh gai đốt sống cổ mà bạn cần biết. Từ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cả mức độ nguy hiểm. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn và cần một tâm thế chủ động hơn trong trường hợp nếu mắc bệnh. Chủ động sẽ giúp quá trình phát hiện và điều trị thuận lợi, có kết quả tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.