Gai đốt sống cổ là bệnh về xương khớp thường gặp, biểu hiện là những cơn đau khó chịu kéo dài và gây ảnh hưởng trực tiếp tới vận động ở vùng cổ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và mức độ nguy hiểm của nó. Từ đó giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và thăm khám kịp thời, tránh bệnh tăng nặng và biến chứng.
Bạn đang đọc: Gai đốt sống cổ là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh thế nào?
1. Tìm hiểu về gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ được xem là một dạng của thoái hóa đốt sống cổ, xảy ra chủ yếu do sự lắng đọng canxi ở vùng dây chằng và thân sống. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm sớm sẽ là điều kiện cho phần canxi này dần hình thành lên các gai xương. Từ đó các gai xương trực tiếp gây chèn ép vào dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức kéo dài.
Bệnh lý này thường tiến triển âm thầm và tưởng chừng không nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, khi gai xương có kích thước nhỏ người bệnh hầu như sẽ không thấy bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào quá đặc biệt. Tuy nhiên, về sau khi gai dần phát triển lớn hơn, lúc này người bệnh sẽ gặp những cơn đau nhói ở vùng cổ, các cử động quay gập thì khó khăn.
Về đối tương, với bệnh lý này chủ yếu tập trung ở người lớn tuổi, ngoài ra theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cũng cao hơn so với nữ giới, nguyên nhân chính là từ đặc thù công việc và hay phải làm việc nặng. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và kéo theo nhiều biểu hiện phức tạp. Nếu không được điều trị sớm thì bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nặng nhất có thể khiến bại liệt cổ.
Đối tượng chính của gai đốt sống cổ là nhóm người cao tuổi
2. Nguyên nhân gây ra bệnh
Để có thể hiểu rõ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hay điều trị kịp thời thì đầu tiên bạn cần biết về các nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Theo đó, bệnh lý này hình thành chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Gai đốt sống cổ do tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thoái hóa hay gai đốt sống. Theo thời gian, càng lớn tuổi thì khả năng thoái hóa diễn ra càng mạnh. Điều này khiến các gai ở đốt sống phát triển nhanh, gây chèn ép dây thần kinh dẫn tới các cơn đau nhức khó chịu kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động thường ngày của người bệnh.
2.2. Do chấn thương
Các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngã cao hay các hoạt động mạnh tác động trực tiếp vào vùng cổ khiến các khớp xương bị tổn thương hay xô lệch. Các chấn thương này không được xử lý kịp thời và trị dứt điểm, khi sẽ để lại những chấn thương cho phần đốt sống tạo điều kiện phát triển các gai xương. Đây cũng được xem như một nguyên nhân lớn hình thành bệnh.
2.3. Viêm cột sống mãn tính dẫn đến gai đốt sống cổ
Khi vùng cột sống gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động hàng ngày, thường cơ thể sẽ tự khắc phục các tình trạng này. Tuy nhiên trong một số trường hợp khắc phục thất bại dẫn tới các bệnh lý như: viêm cột sống dính khớp hay viêm đốt sống đĩa đệm, từ đây dần hình thành lên các gai ở phần đốt sống.
2.3. Một số nguyên nhân khác
Một số thói quen sinh hoạt không phù hợp và thiếu khoa học hàng ngày cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này như:
– Tư thế làm việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như: bốc vác, chở đồ… hay cả nhân viên văn phòng. Khi họ giữ nguyên một tư thế ở thời gian dài trong nhiều giờ đồng hồ thường có tỷ lệ mắc cao hơn so với người thường.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Nhân viên văn phòng ngồi làm việc quá lâu và ít vận động trong nhiều giờ đồng hồ
– Sử dụng quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có ga: Việc lạm dụng đồ ăn nhanh và đồ chiên rán khiến bạn có nguy cơ cao mắc béo phì. Bệnh nhân béo phì sẽ gây ra áp lực lớn lên vùng cột sống điều này làm tăng khả năng bị thoái hóa và gai đốt sống.
Ngoài ra bệnh lý này cũng có thể do gen di truyền gây ra. Những trường hợp trong gia đình có thành viên mắc các bệnh về xương khớp hay thoát vị đĩa đệm, xương đốt sống yếu… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.
3. Triệu chứng phát hiện bệnh
Bệnh lý này thường có khá ít biểu hiện rõ rệt và mức độ tiến triển cũng thay đổi khác nhau qua các giai đoạn. Một vài biểu hiện cụ thể bạn có thể bắt gặp:
– Triệu chứng điển hình ở bệnh lý này là những cơn đau ê ẩm kéo dài ở vùng cổ liên trong nhiều giờ.
– Gai xương chèn ép dây thần kinh gây ra đau nhức cả vùng vai và kéo dài xuống cả cánh tay.
– Các cử động vùng cổ như: xoay, cúi, ngửa, gập… sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra một số trường hợp bị cứng cổ, không xoay người được nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
– Đau buốt nửa đầu, lên đỉnh đầu và sang cả thái dương.
– Một vài triệu chứng khác như: buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi…
– Trường hợp bệnh nhân đồng thời bị cả thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện một số biểu hiện như: rối loạn cảm giác của tứ chi, nặng hơn có thể là bại liệt cánh tay,…
4. Mức độ nguy hiểm
Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe và ảnh hưởng tới các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
– Đau cổ: Tình trạng điển hình và hay gặp nhất của bệnh lý này. Những gai xương làm chèn ép dây thần kinh, gây ra đau nhức vùng cổ, khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động và sinh hoạt hàng ngày.
– Mất cảm giác ở tay: Cơn đau vùng cổ có thể lan ra vai và vùng hai cánh tay gây tê tay, hoặc nguy hiểm hơn là mất cảm giác ở tay khi cầm năm đồ vật
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ C5 C6
Tê nhức vùng vai, cánh tay và bàn tay cũng là một biểu hiện phổ biến
– Mất thăng bằng: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Điều này khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, hụt hơi, chóng mặt, buồn nôn và đi lại loạng choạng khó đứng vững.
– Không kiểm soát được tiểu tiện: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng này khi bệnh tình chuyển biến nặng.
Phát hiện sớm và kịp thời điều trị giúp người bệnh có thể tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh. Vì vậy, mọi người cần thăm khám sớm khi có bất thường. Từ đó có thể sớm phát hiện và áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.