Gan nhiễm mỡ ăn tôm được không là vấn đề nhiều người bệnh băn khoăn. Bác sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị, cải thiện bệnh lý này. Do đó, người bệnh cần lựa chọn thực phẩm phù hợp để tránh tình trạng mỡ tích tụ nhiều hơn.
Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ ăn tôm được không và lưu ý trong chế độ ăn uống
1. Giải đáp gan nhiễm mỡ nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan chứa lượng mỡ thừa tích tụ lớn trong hệ cơ quan. Ở người khỏe mạnh, lượng mỡ chỉ chiếm từ 2-4% tổng trọng lượng gan, mức này được xem là an toàn. Ở người bệnh, lượng mỡ bắt đầu vượt quá ngưỡng 5% trọng lượng gan.
Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ thường mơ hồ, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đây cũng là lý do nhiều người phát hiện bệnh khi đã tiến triển lên giai đoạn 2, giai đoạn 3. Bệnh gan nhiễm mỡ không được điều trị sẽ diễn tiến thành xơ gan, suy gan, tăng nguy cơ ung thư gan.
Chuyên gia cho biết gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa gây ra nguy hiểm nghiêm trọng với sức khỏe. Nguyên nhân do lúc này lượng mỡ còn ít, gan chưa bị thoái hóa đáng kể. Nếu người bệnh biết cách cải thiện chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện tích cực. Do đó, ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo, bạn nên đến chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán và điều trị sớm, cụ thể:
– Ngứa
– Nổi mề đay
– Mệt mỏi
– Sút cân
– Vàng da
– Vàng mắt
– Nổi mụn nhọt
– Đau bụng phía hạ sườn phải
Người bệnh nên chú ý các dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ để sớm thăm khám, điều trị kịp thời
2. Tìm hiểu gan nhiễm mỡ ăn tôm được không
Như đã đề cập ở trên, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ. Nhiều người bệnh băn khoăn gan nhiễm mỡ ăn tôm được không, ăn hải sản được không.
2.1. Thông tin thành phần dinh dưỡng để biết gan nhiễm mỡ ăn tôm được không
Tôm là loại hải sản mang giá trị dinh dưỡng cao nhưng chứa hàm lượng calo thấp. Trong 100g tôm đã nấu chín trung bình sẽ có:
– 99 calories năng lượng.
– 0,3g chất béo.
– 0,2g carbs.
– 189 miligam cholesterol.
– 111 miligam natri.
– 24 gram protein.
Tôm còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng như:
– Kẽm.
– Đồng.
– Magie.
– Phốt pho.
– I – ốt.
– Mangan.
– Canxi.
– Kali.
– Sắt.
– Vitamin B 12.
2.2. Chuyên gia lý giải gan nhiễm mỡ ăn tôm được không?
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ tôm, có thể thấy đây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Tuy nhiên, với người bệnh gan nhiễm mỡ cần chú ý hơn, không chỉ riêng tôm mà các loại hải sản cũng như thực phẩm nói chung. Chuyên gia Gan mật TCI cho biết hải sản có lượng chất béo ít bão hòa nên người bệnh hoàn toàn có thể tiêu thụ. Tuy nhiên, nên ăn với lượng vừa phải để không tạo áp lực lớn cho gan cũng như đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, lựa chọn thực phẩm cũng là vấn đề cần quan tâm. Một số hải sản chứa nhiều vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng tới gan. Do đó, người bệnh cần cẩn trọng khi lựa chọn và chế biến hải sản. Tốt nhất nên ăn chín uống sôi, không nên ăn tái hoặc sống.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán đang bị gan nhiễm mỡ cấp độ mấy. Từ đó bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Xơ gan F4 là gì? Xơ gan F4 có chữa khỏi được không?
Gan nhiễm mỡ vẫn được ăn tôm và hải sản song cần chú ý liều lượng để đảm bảo an toàn, tránh khiến mỡ tích tụ thêm
3. Tìm hiểu quy trình thăm khám và các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ
3.1. Thăm khám
Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu có ít biểu hiện triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau đây để chẩn đoán:
Khám lâm sàng
Người đến khám sẽ được hỏi chi tiết về thói quen uống rượu (gồm mức độ, hàm lượng, thời gian). Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử sử dụng thuốc, thói quen ăn uống và các triệu chứng người bệnh đang gặp phải.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề như gan to, vàng da, vàng mắt.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thể hiện tình trạng sức khỏe của gan. Chức năng gan suy giảm khi chỉ số men gan tăng cao, thể hiện qua 2 chỉ số gồm: alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST).
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của rối loạn chức năng gan
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán cần thiết trong chẩn đoán bệnh gan
Xét nghiệm hình ảnh
Một số xét nghiệm như siêu âm, chụp CT, chụp MRI được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh lý gan mật. Thông qua hình ảnh được chụp có thể thấy chất béo ứ đọng tại gan và giúp phân loại gan nhiễm mỡ đơn thuần hay viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
Sinh thiết gan
Bác sĩ chỉ định nếu nghi ngờ hoặc kết quá xét nghiệm cho thấy người bệnh có nguy cơ bị các vấn đề nghiêm trọng.
3.2. Điều trị
Nhìn chung, người bệnh gan nhiễm mỡ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, cụ thể như:
Bỏ rượu
Bỏ rượu là cách duy nhất ngăn cho tổn thương gan không trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí thói quen này giúp các tế bào gan đã bị tổn thương do rượu có thể hồi phục đáng kể.
Thay đổi lối sống
– Giảm cân: đây là một trong những việc làm bắt buộc nếu người bệnh đang thừa cân, béo phì. Khi cân nặng giảm sẽ đồng thời giảm mỡ, viêm và xơ hóa gan.
– Tập thể dục đều đặn hơn: cố gắng vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần. Đồng thời cũng hỗ trợ giảm cân và tăng sức đề kháng.
– Xây dựng thói quen tốt: bao gồm bỏ rượu, bỏ thuốc và chất kích thích, tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ. Điều này sẽ hạn chế áp lực và giảm bớt gánh nặng lên gan.
– Giảm cholesterol: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tăng chất xơ, protein, chất béo tốt. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt. Bên cạnh đó nên lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tránh gây hại tới gan.
– Quản lý bệnh tiểu đường: người bệnh tiểu đường cần chú ý kiểm tra đường huyết thường xuyên, uống thuốc theo phác đồ và tái khám định kỳ.
Hiện nay chưa có loại thuốc đặc hiệu cho điều trị gan nhiễm mỡ, tất cả loại thuốc hiện nay chỉ đem lại hiệu quả tương đối. Nếu người bệnh đã xuất hiện với biến chứng như xơ gan, suy gan thì ghép gan là phương pháp được cân nhắc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.