Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và cách cải thiện

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây tổn thương gan và biểu hiện thành nhiều triệu chứng. Vậy gan nhiễm mỡ có gây ngứa không, có chế gây bệnh ra sao và cách cải thiện tình trạng bệnh là gì?

Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và cách cải thiện

1. Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan mật ngày càng phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng thừa mỡ trong gan (mỡ chiếm từ 5% trọng lượng lá gan trở lên). Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện ra khi đi khám. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ có thể biểu hiện khi ở giai đoạn nặng và tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ hay xơ gan gồm:

– Mệt mỏi, uể oải
– Chán ăn, ăn uống khó tiêu
– Gan to hơn so với kích thước bình thường
– Da, mắt vàng, nước tiểu vàng
– Xuất hiện các sao mạch
– Lòng bàn tay đỏ
– Dịch ổ bụng (cổ trướng)
– Lách to

Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và cách cải thiện

Gan nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều triệu chứng khi bước vào giai đoạn nặng.

2. Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và biểu hiện ra sao?

2.1 Giải đáp gan nhiễm mỡ có gây ngứa không?

Ngứa là cảm giác khó chịu, châm chích, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là một triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng ngứa xảy ra chủ yếu là hậu quả của việc tích tụ muối mật trong gan.

Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ chèn ép và gây tổn thương các tế bào gan. Chức năng gan suy giảm sau thời gian tổn thương kéo dài dẫn đến giảm khả năng đào thải muối mật trong cơ thể và gây ngứa.

2.2 Gan nhiễm mỡ có gây ngứa, vậy biểu hiện ra sao?

Ngứa do gan nhiễm mỡ thường ở dạng mẩn đỏ hoặc sẩn cục.

– Mẩn ngứa: Da bị nổi các nốt mẩn đỏ (phát ban) ở vùng cổ, tay. Tình trạng này có thể biến mất ngay sau đó nhưng cũng có thể kéo dài và phát ra toàn thân. Các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện hoặc trở nên dày hơn khi người bệnh uống nhiều bia rượu hoặc khi thời tiết nắng nóng. Tình trạng mẩn ngứa có thể diễn ra liên tục nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm nếu tình trạng gan nhiễm mỡ không được kiểm soát.

– Sẩn cục: Người bệnh gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện các nốt sẩn, các cục sâu dưới da, sờ vào thấy rắn chắc. Các nốt này có thể rải rác hoặc tập trung thành từng mảng có màu đỏ kèm theo hiện tượng giãn mạch tại vùng da bị sẩn. Bệnh nhân có thể gây ngứa hoặc không. Các nốt có thể nhạt dần rồi vỡ, loét ra sau một thời gian, tiết dịch hoặc mủ.

Tìm hiểu thêm: Mổ gan nội soi và những điều cần biết 

Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và cách cải thiện

Gan nhiễm mỡ có thể gây suy giảm chức năng gan, tích tụ muối mật và gây ngứa.

3. Sẩn ngứa do gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, môi trường ô nhiễm, tình trạng sẩn ngứa do gan thường xảy ra nhiều hơn. Bởi khi đó cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tuyến bã cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công và tình trạng sẩn ngứa xuất hiện.

Ngứa do gan có khả năng tái phát nhiều lần, gây khó chịu, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Hơn thế, triệu chứng này thường biểu hiện ở giai đoạn muộn, khi gan đã tổn thương trong thời gian dài nên rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến chức năng gan suy giảm, gây xơ gan, viêm gan… trong tương lai.

4. Cách cải thiện gan nhiễm mỡ khi bệnh gây ngứa

4.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cải thiện chức năng gan

Muốn hạn chế tình trạng ngứa do gan, cần phải thải độc gan và tăng cường chức năng gan. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này, từ đó cải thiện tình trạng ngứa. Ngược lại, nếu ăn uống tùy tiện, nạp nhiều chất độc vào cơ thể thì gan sẽ thêm quá tải và khiến triệu chứng ngứa tăng nặng.

Nếu đang bị bệnh gan nhiễm mỡ, các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau:

– Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản
– Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các loại rau có lợi cho gan có thể kể đến như rau má, râu ngô, mướp đắng, sâm đất,…
– Chế biến những món ăn theo kiểu luộc, hấp thanh đạm, tránh gây đầy bụng, khó tiêu, hạn chế tình trạng quá tải cho gan.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc, giải độc cơ thể một cách tự nhiên, đơn giản và hiệu quả, nhất là trong mùa hè.
– Hạn chế ăn thực phẩm gây bất lợi cho gan như đồ ăn giàu chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào, rượu bia, thuốc lá, các chất độc hại.
– Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng mọi loại thuốc điều trị.

Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và cách cải thiện

>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi túi mật điều trị như thế nào? Có phải cắt túi mật không?

Thay đổi lối sống và kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ sẽ giúp triệu chứng ngứa thuyên giảm.

4.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt nếu chưa phù hợp

Các thói quen lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa do gan nhiễm mỡ và chăm sóc sức khỏe lá gan gồm:

– Tránh làm việc, căng thẳng quá mức, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
– Đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh tình trạng thức quá khuya thường xuyên.
– Tập thể dục, vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, từ đó phòng tránh nhiều loại bệnh tật.

Nếu áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng ngứa vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên các bác sĩ chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuân thủ đơn thuốc khi được chỉ định, không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc tùy tiện cũng là một cách bảo vệ lá gan. Các trường hợp có bệnh lý nền, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc phù hợp và đủ liều, tránh ảnh hưởng không tốt đến chức năng gan. Đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, thăm khám định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe gan mật.

Như vậy, gan nhiễm mỡ có gây ngứa hay không và mức độ biểu hiện triệu chứng ra sao còn phụ thuộc vào từng người bệnh và giai đoạn bệnh. Để bảo vệ lá gan khỏe mạnh và hạn chế tình trạng ngứa do gan nhiễm mỡ nói riêng và bệnh gan nói chung, cần chủ động thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, khám gan mật thường xuyên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *