Gan nhiễm mỡ kiêng gì: Những thực phẩm nên tránh

Theo thống kê cho thấy có đến hơn 20% người dân bị gan nhiễm mỡ. Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Gan nhiễm mỡ kiêng gì chắc hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm các thông tin khoa học về chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ kiêng gì: Những thực phẩm nên tránh

1. Tổng quan về bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan tích tụ nhiều hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của gan.

Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 – 4% trọng lượng của gan. Tuy nhiên, khi mắc bệnh lượng mỡ trong gan sẽ tăng cao, chiếm ít nhất khoảng từ 5 – 10% trọng lượng của lá gan. Tùy vào phần trăm lượng mỡ trong gan, người ta phân loại gan nhiễm mỡ ra làm ba cấp độ: Gan nhiễm mỡ độ I, II và III.

Gan nhiễm mỡ kiêng gì: Những thực phẩm nên tránh

Sự khác nhau giữa gan bình thường và gan nhiễm mỡ

2. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý gan nhiễm mỡ. Trong đó chủ yếu do uống quá nhiều rượu, bia, đồ uống có chứa cồn.

Một số trường hợp khác không sử dụng nhiều rượu bia vẫn bị mắc bệnh như: Người thừa cân, béo phì, mắc các bệnh chuyển hóa (tiểu đường, rối loạn mỡ máu), di truyền hay do ảnh hưởng của một số loại thuốc. Vì vậy, để trả lời câu hỏi gan nhiễm mỡ kiêng gì là rất cần thiết trong bệnh lý này.

Về cơ chế gây bệnh: Khi cơ thể sản sinh quá nhiều mỡ hoặc do rối loạn chuyển hóa mỡ khiến lượng mỡ dư thừa tích tụ lại trong các tế bào gan gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.

3. Các biểu hiện của bệnh

Gan nhiễm mỡ thường có triệu chứng không rõ ràng, có thể chia bệnh thành 3 mức độ:

– Mức độ 1: Đây là giai đoạn đầu, lượng mỡ trong gan chiếm khoảng từ 5 – 10% trọng lượng gan. Ở giai đoạn này bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng gì. Khám lâm sàng cũng khó phát hiện bệnh. Cần làm thêm các xét nghiệm để đánh giá và theo dõi chức năng gan.

– Mức độ 2: Ở giai đoạn này lượng mỡ tích tụ từ 10 – 20% trọng lượng lá gan. Người bệnh dần xuất hiện những biểu hiện như: Chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi,…Những triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua do nhầm lẫn với các bệnh khác.

– Mức độ 3: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 20 – 30 % tổng trọng lượng gan. Lúc này biểu hiện bệnh sẽ rất rõ ràng: Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức hạ sườn bên phải, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da.

Đối với người phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu tiên, có thể khỏi hoàn toàn. Đối với bệnh giai đoạn 2, phát hiện kịp thời sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ biến chứng cho gan. Đắc biệt ở giai đoạn 3, khi gan đã bị tổn thương, rất khó để chữa trị, phục hồi và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Xơ gan ăn trứng được không và gợi ý thực đơn từ chuyên gia

Gan nhiễm mỡ kiêng gì: Những thực phẩm nên tránh

Những biểu hiện của gan nhiễm mỡ

4. Gan nhiễm mỡ kiêng gì?

Điều trị gan nhiễm mỡ là thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm lượng mỡ trong gan. Do đó, yếu tố tiên quyết là cần tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo đặc biệt là chất béo xấu. Cần hạn chế tối đa bia, rượu và các đồ uống có gas, có cồn.

4.1. Hạn chế sử dụng chất béo, mỡ từ động vật

Mỡ động vật khi đi vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ở gan. Hơn nữa trong mỡ động vật chứa hàm lượng chất béo no cao, dễ chuyển hóa thành chất béo xấu, gây hại cho gan. Sử dụng nhiều mỡ động vật làm cho gan đào thải không kịp, gây tích tụ mỡ ở gan. Người bệnh có thể sử dụng dầu có nguồn gốc tử thực vật để thay thể.

4.2. Gan nhiễm mỡ kiêng gì: Thực phẩm giàu cholesterol

Những thực phẩm giàu cholesterol như: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh, đồ chiên, rán… Hạn chế ăn những món này sẽ giúp làm giảm lượng mỡ trong lá gan.

Gan nhiễm mỡ kiêng gì: Những thực phẩm nên tránh

>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ khoa học

Gan nhiễm mỡ kiêng gì

4.3. Không nên ăn nhiều thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như bò, dê, lợn…có chứa hàm lượng protein cao, chất béo nhiều. Khi những thực phẩm này chuyển hóa tại gan sẽ khiến gan hoạt động nhiều hơn, từ đó dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

4.4. Hạn chế ăn các loại quả chứa hàm lượng fructose cao

Việc ăn những loại quả có chứa hàm lượng đường fructose cao như: Quả vải, nho khô, việt quất ngọt, chà là, quả lựu… cũng sẽ là gánh nặng cho gan khi thực hiện chuyển hóa. Do đó, việc hạn chế ăn những loại quả này sẽ có hiệu quả tốt cho việc điều trị. Ngoài ra, khi nạp một lượng lớn đường vào cơ thể, nguy cơ gây bệnh béo phì, tiểu đường cũng tăng theo.

4.5. Gan nhiễm mỡ kiêng gì: Các loại gia vị cay nóng

Những gia vị như: Ớt, hồ tiêu, gừng, riềng, tỏi…cũng được xếp vào danh sách kiêng cữ đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm này làm suy giảm chức năng bài tiết mỡ ra khỏi gan, tăng gánh nặng cho gan.

4.6. Giảm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Các thực phẩm có chứa tinh bột như: Cơm, bún, phở, bánh mì…Khi cơ thể dung nạp quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng quá trình vận chuyển carbohydrat đến gan, sau đó hiện tượng đường phân ở gan sẽ làm gia tăng lượng axit béo gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

4.7 Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn

Những chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn là một trong số những nguyên nhân chính gây bệnh. Do đó, những chất kích thích này là nhóm thực phẩm cấm kỵ hàng đầu đối với người bệnh.

Việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây nên tình trạng quá tải cho gan, làm tổn thương mô gan, đẩy nhanh quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang những bệnh nguy hiểm hơn như xơ gan, ung thư gan. Do vậy, muốn điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần đặc biệt tránh xa những chất kích thích này.

Qua bài viết này bạn đọc biết được người mắc bệnh gan nhiễm mỡ kiêng gì, từ đó xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc luôn tự hào là một trong số những đơn vị đi đầu trong công tác phòng và chữa bệnh. Vì vậy, nếu có những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *