Gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ là những căn bệnh phổ biến với số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng, trong đó có những người bị cả 2 bệnh đồng thời. Cùng tìm hiểu để có những kiến thức cần thiết về mỡ máu, mỡ gan để dự phòng cho bản thân, phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ và điều cần biết
1. Gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều thường âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt.
1.1 Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tăng mỡ trong gan với lượng mỡ chiếm khoảng 5% gan. Trong giai đoạn đầu, bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn thành bệnh khác. Đa số người bệnh chỉ phát hiện ra gan nhiễm mỡ qua khám sức khỏe định kỳ.
Một số triệu chứng điển hình của gan nhiễm mỡ:
– Cơ thể suy nhược, luôn có cảm giác mệt mỏi
– Đau bụng ở hạ sườn bên phải
– Ăn uống kém, ăn không ngon miệng
– Vàng da, vàng mắt
Gan nhiễm mỡ tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ diễn biến nặng hơn, gây viêm gan và xơ gan thậm chí gây ung thư gan gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Gan nhiễm mỡ
1.2 Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, mỡ máu cao là tình trạng các thành phần mỡ trong máu cao hơn bình thường. Tỷ lệ mỡ trong máu được đánh giá qua các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol… Khi tỷ lệ này vượt quá mức cho phép là bệnh máu nhiễm mỡ.
Máu nhiễm mỡ cũng giống như gan nhiễm mỡ, là bệnh âm thầm, không có biểu hiện rõ rệt. Một số người bệnh máu nhiễm mỡ có thể gặp triệu chứng:
– Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu
– Mệt mỏi, chân tay tê bì hoặc lạnh
– Khó thở, tức ngực, đau tim
Máu nhiễm mỡ có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được cải thiện kịp thời. Có thể kể đến như:
– Tăng nguy cơ bệnh tim, động mạch ngoại biên và đột quỵ
– Bệnh tim xơ vữa động mạch với biểu hiện phổ biến là đau thắt ngực
– Nhồi máu cơ tim do cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động
– Thiếu máu cục bộ do giảm lượng máu cung cấp cho não
– Tê bì chân tay do bệnh động mạch ngoại biên
– Ảnh hưởng đến các động mạch khác trong cơ thể như: Động mạch đến thận, động mạch trung mô đến ruột…
– Viêm tụy cấp do tăng cao triglycerid trong máu.
Tìm hiểu thêm: Bệnh xơ gan có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ
2. Mối quan hệ mật thiết giữa gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều có điểm chung là sự gia tăng chất béo, liên quan tới rối loạn chuyển hóa lipid. Mối quan hệ của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ khá mật thiết, cụ thể như:
2.1 Quan hệ tương sinh gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ
– Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân cơ bản gây gan nhiễm mỡ
Gan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể. Khi lượng cholesterol trong máu tăng cao thì cần đưa nhiều tới gan để chuyển hóa. Sự tích lũy cholesterol trong gan vượt quá khả năng chuyển hóa tại gan, khiến gan bị tích mỡ, dẫn tới gan nhiễm mỡ.
– Mỡ gan cũng có thể trở thành nguyên nhân sinh mỡ máu
Bình thường, acid béo tự do được hấp thu tại gan sẽ được chuyển hóa thành cholesterol. Lượng cholesterol lớn sẽ chuyển thành triglycerid kết hợp với apoprotein để tạo lipoprotein tỷ trọng thấp. Gan nhiễm mỡ khiến chức năng gan suy giảm, gây rối loạn chuyển hóa lipid tại gan, tăng nồng độ cholesterol toàn phần, LDL, triglycerid và hình thành nên mỡ máu.
– Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ có thể sinh ra nhau
Giải thích mối quan hệ nhân quả giữa gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ: Gan có vai trò chuyển hóa chuyển hóa lipid, nếu lipid trong gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol, triglycerid trong máu cũng tăng cao. Đến lúc quá khả năng gan chuyển hóa được sẽ làm mỡ máu tồn trong gan sinh mỡ gan. Bên cạnh đó, rối loạn mỡ máu cũng liên quan đến sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của gan nhiễm mỡ.
Nếu gan xuất hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa cholesterol thì sẽ làm tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL và triglycerid, giảm HDL. Khi gan nhiễm mỡ, chức năng gan suy giảm nên khả năng điều hòa và chuyển hóa lipid cũng bị rối loạn. Dẫn tới bệnh rối loạn lipid máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ cũng hạn chế chức năng sản xuất apoprotein làm chất béo đi vào gan quá nhiều. Khiến cho tình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Cổ trướng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
Tránh xa các nguồn thực phẩm nhiều cholesterol để bảo vệ cơ thể
2.2 Tác hại của gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ gây ra nhiều tác hại khôn lường tới sức khỏe:
– Hai bệnh thường đi cùng nhau nên khi gan nhiễm mỡ sẽ kèm theo máu nhiễm mỡ và ngược lại.
– Máu nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời thì sẽ tạo thành các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu. Hệ lụy có thể dẫn tới là nhồi máu cơ tim, tắc mạch tay chân, tai biến mạch não.
– Mỡ máu cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, viêm tụy, tiểu đường type 2, sa sút trí tuệ…
– Gan nhiễm mỡ tồn tại trong thời gian dài tiến triển thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
3. Biện pháp giảm thiểu gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
Người bệnh được chẩn đoán gan nhiễm mỡ kèm máu nhiễm mỡ hoặc một trong hai bệnh thì cần định kỳ kiểm tra mỗi 3-6 tháng để theo dõi. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh. Biện pháp phòng tránh và giảm thiểu gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ:
– Định kỳ kiểm tra sức khỏe 3-6 tháng/lần để phát hiện và điều trị bệnh
– Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học
– Bổ sung nhiều rau củ quả trong thực đơn, ăn nhiều rau xanh, trái cây có hàm lượng đường thấp
– Hạn chế dùng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn sẵn hoặc có chứa chất bảo quản.
– Không ăn tối quá muộn, không ăn trước khi ngủ tránh tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
– Hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn sẵn hoặc có chứa chất bảo quản.
– Không ăn tốt quá muộn, không ăn trước khi đi ngủ tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa.
– Không ăn quá nhiều đạm vì đạm rất khó tiêu, làm cholesterol lắng đọng trên thành mạch.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ máu nhiễm mỡ nên biện pháp chữa trị hiệu quả nhất là tìm ra nguyên nhân gây bệnh và hạn chế. Nếu mắc cả gan và máu nhiễm mỡ thì việc điều trị tốt một bệnh cũng giúp bệnh kia tiến triển tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.