Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Việc sử dụng thuốc với mục đích duy trì giúp tình trạng nhiễm mỡ không nặng thêm. Vậy người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì và cần lưu ý những gì khi dùng thuốc? Hãy tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc?
1. Các cấp độ bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ tiến triển theo 3 giai đoạn nặng dần gồm gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2 và độ 3 với những đặc điểm cụ thể như sau:
1.1. Gan nhiễm mỡ độ 1
Lượng mỡ tích trong gan là thấp nhất, chỉ khoảng 5-10% trọng lượng gan. Ở giai đoạn này, người bệnh hầu như không gặp phải triệu chứng gì mà thường chỉ được phát hiện bệnh khi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Gan nhiễm mỡ độ 1 chưa nhất thiết phải dùng thuốc điều trị, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn khoa học, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo, bỏ thuốc lá, không uống rượu bia và tập luyện thể thao đều đặn. Khi duy trì được lối sống lành mạnh, bệnh có thể từ từ thuyên giảm.
1.2. Gan nhiễm mỡ độ 2
Lượng mỡ tích trong gan ở giai đoạn này khoảng 10-20%. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn, người thường xuyên mệt mỏi,… Lúc này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định điều trị đúng cách và bắt đầu uống thuốc theo đúng chỉ định.
1.3. Gan nhiễm mỡ độ 3
Đây là giai đoạn có lượng mỡ tích lũy chiếm tới hơn 30% trọng lượng gan. Các triệu chứng người bệnh gặp phải dần nặng hơn, người mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, gầy sút cân,… Khi gan nhiễm mỡ độ 3 không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở gan như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động của gan.
2. Bị gan nhiễm mỡ lưu ý nên uống thuốc gì?
Các thuốc dùng trong điều trị gan nhiễm mỡ sẽ được bác sĩ kê đơn dựa theo kết quả đánh giá mức độ nhiễm mỡ ở gan và nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần làm xét nghiệm được chỉ định như đánh giá chỉ số men gan ALT, AST, cholesterol, triglycerid, làm thêm xét nghiệm bilirubin, albumin,… sau đó nhận tư vấn đơn thuốc điều trị phù hợp.
Một số các thuốc Tây y được sử dụng phổ biến cho người bệnh bị gan nhiễm mỡ gồm có:
Tìm hiểu thêm: Chỉ số ALT và AST cao, bệnh gì?
Người bệnh thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định đơn thuốc điều trị phù hợp.
2.1. Gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Nhóm acid amin
Arginine hay methionin là những loại acid amin được sử dụng phổ biến trên nhóm đối tượng bị gan nhiễm mỡ. Arginine khi vào cơ thể sẽ giúp trung hòa NH3, từ đó hỗ trợ giải độc gan, giảm mỡ tích tụ trong gan và phục hồi chức năng gan.
2.2. Gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì để bổ sung vitamin?
Nhóm các vitamin B, C, E có khả năng bảo vệ tế bào gan nhờ khả năng hòa tan các loại chất béo dư thừa. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin thiết yếu sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
2.3. Nên uống nhóm thuốc chứa choline
Những thuốc chứa thành phần choline thường được chỉ định dùng cho người bệnh gan nhiễm mỡ do rượu. Thuốc chứa choline khi vào trong cơ thể sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu, ngăn chặn quá trình làm tổn thương gan và giảm cholesterol xấu khá hiệu quả.
3. Những lưu ý khi uống thuốc cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Như đã nói ở trên, hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị dành cho bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy, việc dùng thuốc sẽ hỗ trợ một phần nhất định nhưng không hoàn toàn. Để phát huy hiệu quả tốt nhất của thuốc, người bệnh cần lưu ý:
– Người bệnh gan nhiễm mỡ chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám và được chẩn đoán bệnh chính xác. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
– Tuân thủ đúng về loại thuốc theo đơn bác sĩ kê và đúng hướng dẫn sử dụng.
– Không lạm dụng thuốc điều trị, người bệnh uống đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định.
– Trong quá trình uống thuốc cần kiêng uống rượu bia, không được hút thuốc lá.
– Song song với uống thuốc, người bệnh kết hợp thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ăn uống khoa học.
– Tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra tốt diễn tiến bệnh và kết quả điều trị.
4. Tập chung vào chế độ ăn khoa học
Bên cạnh việc dùng thuốc đúng chỉ định, một chế độ ăn lành mạnh, khoa học cũng là “chìa khóa” giúp đối phó tốt với bệnh gan nhiễm mỡ mà người bệnh cần tuân thủ thực hiện. Người bệnh gan nhiễm mỡ hãy lưu ý cho mình những thực phẩm nên ăn và thực phẩm cần kiêng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
4.1. Thực phẩm người bệnh bị gan nhiễm mỡ nên ăn
– Tăng cường thêm nhiều rau xanh và nhóm các loại củ quả tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày. Hãy lựa chọn bông cải xanh, diếp cá, cải thảo, bắp cải, rau cần, rau ngót, ớt chuông, cà chua, cam, chuối, táo,…
– Một số thảo dược thiên nhiên đặc biệt tốt cho gan như atiso, trà xanh, lá sen, bưởi, cà gai leo,…
– Nhóm thực phẩm bổ sung omega-3 từ cá tươi như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ,… Ngoài ra, omega-3 còn có trong các loại hạt như óc chó, hạt chia, hạt lanh, đậu,…
– Bổ sung nguồn đạm thực vật tốt từ sữa hạt, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu bắp, đậu Hà Lan,…
>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì để tăng hiệu quả chữa trị?
Chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
4.2. Thực phẩm nên kiêng hoặc hạn chế khi bị gan nhiễm mỡ
– Nên kiêng nhóm các chất béo và mỡ có nguồn gốc từ động vật. Bạn hãy thay thế nhóm này bằng các chất béo không bão hòa như dầu thực vật.
– Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, thịt trâu, thịt dê,…
– Hạn chế nhóm thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ quả trứng, nội tạng động vật,…
– Hạn chế đồ ăn cay nóng, gia vị cay như tỏi, tiêu, gừng, ớt,…
– Hạn chế nhóm hoa quả chứa hàm lượng đường cao như chuối chín kỹ, mít, sầu riêng,…
– Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, trà đặc, cà phê,…
Như vậy, câu hỏi gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì đã có giải đáp cho bạn. Trên hết, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh, tìm đúng nguyên nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh tuân thủ các chỉ định điều trị và thực hiện chế độ ăn khoa học để cải thiện tốt tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.