Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám, điều trị

Gan nhiễm mỡ có thể xảy ra ở cả những người uống nhiều hoặc không uống, ít uống rượu bia. Ở giai đoạn đầu triệu chứng bệnh thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. Cùng theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin về bệnh gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám, điều trị cũng như triệu chứng cảnh báo.

Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám, điều trị

1. Tìm hiểu các giai đoạn tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ

Do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh, ngày càng nhiều người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Đáng báo động, số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Gan nhiễm mỡ cần được phát hiện và điều trị sớm trước khi những tổn thương thực sự ở gan xuất hiện.

Gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể hồi phục nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám gan định kì, đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường để phát hiện và điều trị gan nhiễm mỡ sớm nhất có thể.

Gan nhiễm mỡ tiến triển qua 3 giai đoạn chính. Mỗi mức độ bệnh sẽ có biểu hiện và biến chứng khác nhau. Phát hiện càng sớm, bệnh càng dễ điều trị và khả năng hồi phục cao hơn.

1.1. Gan nhiễm mỡ độ 1

Đây là mức độ nhẹ, bệnh chưa ảnh hưởng đến chức năng gan, người bệnh vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường.

1.2. Gan nhiễm mỡ độ 2

Lúc này, tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều đã bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng tế bào gan. Khi siêu âm thấy gan to ra, các mạch máu trong gan bị xâm lấn. Tuy nhiên, chức năng gan vẫn chưa bị ảnh hưởng nặng nề. Một số triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn này bao gồm:

– Ăn uống kém ngon miệng

– Mệt mỏi, yếu sức, uể oải, sức đề kháng kém

– Đau nhẹ ở bụng phía hạ sườn phải

Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám, điều trị

Ăn không ngon miệng, mệt mỏi đều là dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ cần lưu ý

1.3. Gan nhiễm mỡ độ 3

Gan và các mạch máu bắt đầu bị xâm lấn nhiều hơn. Các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Sau đó, bệnh tiến triển sang mức độ cuối cùng là ảnh hưởng lớn đến gan, gây viêm gan, xơ gan.

2. Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám

Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám bao gồm thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

2.1. Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tiền sử uống rượu bia bao gồm mức độ, hàm lượng, thời gian uống. Thông tin này rất quan trọng trong việc phân biệt gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm hỏi về triệu chứng, chế độ sinh hoạt, ăn uống và một số thông tin liên quan đến bệnh.

Người bệnh cũng sẽ được kiểm tra các vấn đề về gan như gan to hoặc vàng da.

2.2. Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu

Mục đích kiểm tra Cholesterol, Triglycerid trong máu, định lượng men gan AST, ALT, GGT tăng hay không. Cần kiểm tra thêm Bilirubin, Albumin, đông máu cơ bản, protein máu nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển sang xơ gan.

– Xét nghiệm Virus viêm gan

Kiểm tra virus viêm gan B, C để ngăn ngừa viêm gan virus kết hợp và có hướng xử lý phù hợp.

– Xét nghiệm hình ảnh

Một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT, chụp MRI được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lý gan mật.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi chọn thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu

Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám, điều trị

Siêu âm gan chẩn đoán nhiều bệnh lý về gan trong đó có gan nhiễm mỡ

3. Thông tin về phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ theo y khoa

3.1. Dùng thuốc điều trị

Hiện nay, gan nhiễm mỡ chưa có thuốc đặc trị, vitamin E là thuốc được khuyến cáo cải thiện tổ chức gan với người bệnh không bị tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc để kiểm soát các vấn đề liên quan.

3.2. Phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ gây biến chứng

Nếu gan nhiễm mỡ đang biến chuyển sang tình trạng nặng hơn như viêm gan mạn tính, xơ gan thì người bệnh cần có liệu trình điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị lúc này là làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

3.3. Điều trị gan nhiễm mỡ kết hợp với bệnh nền

Một số bệnh nền thường gặp như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, … là nguyên nhân khiến tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó khi mắc đồng thời các bệnh nền này và gan nhiễm mỡ, người bệnh cần điều trị tích cực bệnh nền để hạn chế tác động xấu tới sức khỏe.

4. Một số phương pháp cải thiện gan nhiễm mỡ tại nhà

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có khả năng giảm lượng chất béo trong gan. Một số điều người bệnh nên làm như sau:

– Tăng cường ăn trái cây, rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày

– Ăn cá nhiều hơn

– Ăn nhiều thực phẩm dồi dào chất xơ

– Hạn chế thực phẩm nhiều carbohydrate

– Uống nhiều nước lọc

– Ăn ít ngọt, hạn chế ăn mặn

– Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, …

Gan nhiễm mỡ quá trình thăm khám, điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không và cách điều trị

Rau củ quả cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng với sức khỏe con người

4.2. Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt phù hợp, cân bằng

– Tập thể dục, luyện tập đều đặn

– Không hút thuốc

– Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi

4.3. Bỏ bia rượu

Bia rượu cần được loại bỏ hoàn toàn nếu bạn đang bị gan nhiễm mỡ. Đồ uống có cồn là yếu tố chính gây tổn thương và tế bào gan do gây tích tụ chất béo ở gan. Do đó, bạn cần bỏ rượu bia để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

4.4. Kiểm soát cân nặng

Nếu đang bị thừa cân, béo phì, việc kiểm soát cân nặng là cách cải thiện gan nhiễm mỡ quan trọng. Bạn cần giảm lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày và tăng cường hoạt động để giảm cân an toàn. Lưu ý cần giảm cân từ từ, khoa học, không ép cân, giảm cân quá nhanh sẽ gây hại cho gan.

4.5. Tiêm phòng viêm gan

Tiêm ngừa vaccine viêm gan A, B đúng liệu trình để phòng ngừa virus gây bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe lá gan.

Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị sớm, phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi người cần nâng cao nhận thức để chăm sóc sức khỏe bản thân, thăm khám định kỳ cũng như đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *