Gây tê ngoài màng cứng là một thủ thuật giúp mẹ không có cảm giác đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu quyết định sử dụng phương pháp này, có những kiến thức và lưu ý đặc biệt mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua.
Bạn đang đọc: Gây tê ngoài màng cứng và 6 điều mẹ bầu cần biết
Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là một thủ thuật gây tê vùng. Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc tê vào cột sống của sản phụ. Các dây thần kinh cột sống nằm ở vùng lưng dưới chịu trách nhiệm truyền các cảm giác nhận được tới hệ thần kinh trung ương. Do đó, thuốc tê khi đưa vào khoang ngoài màng cứng của cột sống sẽ khiến mẹ bị tê liệt và mất cảm giác đâu từ phần rốn xuống đến hết chân.
Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ là phương pháp phổ biến, được nhiều mẹ bầu lựa chọn
Điều đặc biệt, khi gây tê ngoài màng cứng, mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, có thể nhận biết mọi thứ xung quanh và không bị bỏ lỡ giây phút, khoảnh khắc đặc biệt khi con yêu chào đời.
Cơ chế giảm đau khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng
Màng cứng là một màng mỏng bao bọc xung quanh tủy sống cũng như dịch não tủy. Phía bên ngoài của màng cứng là một khoang ảo hay còn gọi là khoang ngoài màng cứng, tại đây tập trung rất nhiều dây thần kinh cảm giác và vận động của con người.
Khi gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu sẽ bị tê liệt và không cảm nhận được bất kỳ đau đớn nào từ vùng rốn trở xuống chân
Thuốc gây tê sẽ được đưa vào khu vực ngoài màng cứng này sau đó từ từ phân tán đối xứng sang các vùng lân cận xung quanh để khóa các tín hiệu nhận cảm giác đau, gây tê liệt một số những bộ phận phải chịu nhiều áp lực nhất trong quá trình chuyển dạ.
Mẹ có thể thực hiện gây tê ngoài màng cứng ngay khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ
Gây tê ngoài màng cứng có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ chỉ là quan niệm xưa kia. Tuy nhiên, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng gì tới hình thức sinh. Hầu hết mọi mẹ bầu đều có thể sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng ngay khi vừa mới xuất hiện cơn đau chuyển dạ.
Gây tê màng cứng không đau như mẹ nghĩ
Tìm hiểu thêm: Ho dai dẳng, sụt 5 kg trong 1 tháng – hành trình gian nan tìm bệnh.
Gây tê màng cứng không gây đau đớn nhiều, thậm chí còn nhẹ hơn cả việc tiêm chích và cắm ven truyền
Một số mẹ bầu luôn lo lắng việc phải đón nhận cơn đau khi bác sĩ thực hiện gây tê màng cứng chẳng khác gì con đau chuyển dạ. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng không gây đau như mẹ vẫn nghĩ. Hầu hết những sản phụ đã từng trải qua cảm giác đau này đều cảm thấy thủ thuật này thậm chí còn nhẹ nhàng hơn cả việc bị tiêm chích hoặc cắm tiêm truyền dịch. Nếu so với những cơn co thắt tử cung khi sinh thì gây tê ngoài mành cứng diễn ra dễ chịu hơn rất nhiều.
Gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn vô hại với sức khỏe của trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ bầu đắn đo trước việc có sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ chỉ bởi lo lắng việc thuốc tê có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, một lượng thuốc tê có nồng độ khá thấp được đưa vào cơ thể của mẹ, chính vì vậy, lượng thuốc này không thể gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Mẹ có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng
Cũng như hầu hết các loại thuốc khác, khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, một số mẹ bầu có thể gặp phải những tác dụng phụ như bị hạ huyết áp, bị buồn nôn, đau đầu, đau lưng, bị run và ngứa… Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ mang tính chất tạm thời chứ hoàn toàn không gây ảnh hưởng về lâu dài.
>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ bao lâu quan hệ?
Gây tê ngoài màng cứng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Gây tê ngoài màng cứng được cho là phương pháp giảm đau trong đẻ phổ biến và được rất nhiều mẹ bầu sử dụng. Tuy nhiên, trước khi quyết định lựa chọn thực hiện thủ thuật này, mẹ cần nắm được những kiến thức nhất định để sẵn sàng và tự tin hơn khi “vượt cạn”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.