Gãy xương bánh chè thường xảy ra khi người bệnh ngã đập gối xuống đất. Gãy xương bánh chè đầu gối chiếm khoảng 2-4% tổng số các trường hợp gãy xương. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại biến chứng nặng nề.
Bạn đang đọc: Gãy xương bánh chè đầu gối: Cách điều trị ngừa biến chứng
1. Gãy xương bánh chè đầu gối dễ gây biến chứng
Thông thường khi gãy xương bánh chè, người bệnh nhận thấy khớp gối bị sưng nề to, mất các lõm tự nhiên, xuất hiện các vết tím ở dưới da, ấn vào thấy đau, sờ thấy khe giãn cách giữa hai đoạn gãy.
Tuy nhiên, khi bị ngã hoặc va chạm, nhiều bệnh nhân cho rằng bị bong gân khớp gối bởi khi tổn thương cũng gây sưng, đau vùng gối.
Gãy xương bánh chè đầu gối dễ gây biến chứng
Vì sự nhầm lẫn và chủ quan với bệnh, không phát hiện và điều trị kịp thời gãy xương bánh chè đầu gối có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Biến chứng để lại là: viêm mủ khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi, xơ hoá, vôi hoá các dây chằng bao khớp, liền lệch xương bánh chè, biến chứng khớp giả xương bánh chè…
2. Cách khắc phục kịp thời, ngừa biến chứng
Khi bị chấn thương ở khớp gối, khi chưa nhận biết chính xác có bị gãy xương bánh chè hay không thì người bệnh cần được được nghỉ ngơi và nằm bất động để theo dõi. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chườm khăn lạnh. Nếu tình trạng sưng, đau không thuyên giảm mà có dấu hiệu ngày càng nặng hơn thì cần tới bệnh viện ngay.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để xác định mức độ đau. Đồng thời chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như chụp X-quang, siêu âm đầu gối để xác định loại gãy xương bánh chè, mức độ gãy xương hoặc bệnh lý nào đó khác trong xương đầu gối.
2.1. Bó bột
Tùy từng loại gãy, độ tuổi, mức độ gãy mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu xương bánh chè vỡ dạng nứt, rạn, không di lệch; người bệnh cao tuổi hoặc có bệnh lý nội khoa sẵn trong cơ thể thì cần điều trị bảo tồn là bó bột.
Tìm hiểu thêm: Đo loãng xương là gì và thực hiện khi nào?
Tùy vào mức độ gãy xương bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp
2.2. Phẫu thuật
Trường hợp xương bánh chè vỡ, 2 phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớp gối… thì cần phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể mổ buộc vòng chỉ thép, mổ buộc xương chữ U, mổ bắt vít, mổ néo ép. Nếu vỡ vụn quá, cần mổ lấy bỏ xương bánh chè.
Gãy xương bánh chè nếu được điều trị sớm, đúng phương pháp thì xương sẽ nhanh liền và phục hồi chức năng khớp gối tốt sau 3-4 tháng. Ngược lại nếu không được điều trị, chăm sóc đúng có thể có các biến chứng nguy hiểm nêu trên.
3. Chăm sóc sau gãy xương bánh chè
Sau gãy xương bánh chè đầu gối, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối. Với mỗi trường hợp sẽ có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Thông thường người bệnh cần chú ý vận động nhẹ nhàng sau gãy xương bánh chè, tránh nằm bất động một chỗ sẽ gây co cứng các cơ, khớp. Bên cạnh đó áp dụng các bài tập trị liệu để giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa và những điều cần biết
Chăm sóc sau gãy xương bánh chè hợp lý sẽ giúp cải thiện sớm bệnh
3.1. Đối với bệnh nhân bó bột
Người bệnh cần tập chủ động các khớp háng, cổ, chân để tăng cường tuần hoàn. Tập đi bằng nạng, tập đứng lên ngồi xuống… Đồng thời thường xuyên xoa bóp để chống kết dính xung quanh sẹo mổ, quanh xương bánh chè và quanh khớp.
3.2. Đối với bệnh nhân phẫu thuật:
Cần tập vận động thụ động khớp gối, tập duỗi gối, vận động khớp cổ chân, khớp háng chân. Sau phẫu thuật 2-6 tuần có thể tăng sức mạnh nhóm cơ đùi, tập xuống tấn, đạp xe đạp, bơi…
Chăm sóc sau gãy xương bánh chè đúng cách kết hợp với việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp cải thiện sớm bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.