Gãy xương đòn bả vai có bắt buộc phải phẫu thuật không?

Gãy xương đòn bả vai là loại chấn thương khá thường gặp trong các trường hợp gặp tai nạn giao thông, tập thể thao hoặc tai nạn lao động,… Nhiều người có chung thắc mắc rằng khi bị gãy xương đòn ở bả vai có bắt buộc phải phẫu thuật không? Hãy tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Gãy xương đòn bả vai có bắt buộc phải phẫu thuật không?

1. Xương đòn bả vai nằm ở đâu?

Xương đòn bả vai với tên gọi quen thuộc là xương quai xanh. Đây là xương nằm dài ngay dưới da vùng vai, xương nối giữa xương ức và hệ thống đai vai và cánh tay. Xương đòn có tác dụng như một thanh chống giữa thân mình và khớp vai, giúp khớp vai hoạt động với cường độ tối ưu. Ngoài ra, xương đòn cũng có chức năng bảo vệ tốt các cấu trúc quan trọng phía dưới như phổi, bó mạch dưới đòn, đám rối cánh tay,…

Xương đòn bao gồm 2 bên đối xứng nhau là xương đòn bả vai trái và xương đòn bả vai phải.

2. Gãy xương đòn: Nguyên nhân, phân loại, triệu chứng

Gãy xương đòn chiếm khoảng 2,6% trong tất cả các trường hợp gãy xương.

Gãy xương đòn bả vai có bắt buộc phải phẫu thuật không?

Gãy xương đòn là loại chấn thương không phổ biến nhưng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

2.1. Nguyên nhân gãy xương đòn bả vai

Hầu hết các trường hợp gãy xương quai xanh là do ngã chống tay khiến phần vai va chạm mạnh và trực tiếp gây gãy hoặc gián tiếp gãy ở tư thế duỗi khuỷu, dạng vai. Theo đó, nguyên nhân gãy xương đòn thường là:

– Tai nạn giao thông

– Tai nạn lao động

– Chấn thương thể thao

Những đối tượng có nguy cơ cao bị gãy xương đòn là ở trẻ em và người trẻ tuổi, vận động viên, những người thường xuyên hoạt động mạnh với cường độ cao. Ngoài ra, gãy xương đòn còn dễ gặp phải ở những người có bệnh lý về xương do u xương hoặc gãy xương mỏi ít gặp.

2.2. Phân loại các nhóm gãy xương đòn

Phân loại gãy xương đòn được dựa theo vị trí gãy trên xương:

– Nhóm 1: Gãy ở thân xương đòn.

– Nhóm 2: Gãy ở đầu ngoài xương đòn.

– Nhóm 3: Gãy ở đầu trong xương đòn.

Có tới gần 70% trường hợp gãy xương đòn ở thân xương, gần 30% gãy ở đầu ngoài xương và khoảng 2-3% gãy ở đầu trong xương đòn. Trong đó, gãy ở đầu trong xương đòn tuy hiếm gặp nhất nhưng lại nguy hiểm nhất vì mang tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng do đầu gãy dễ chọc vào các cấu trúc bên trong trung thất, tổn thương bó mạch dưới đòn và đám rối cánh tay. Từ đó dẫn tới nguy cơ cao liệt cánh tay nếu không được điều trị phẫu thuật kịp thời.

Theo đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám, thực hiện các chẩn đoán hình ảnh giá trị cao để bác sĩ kết luận về nhóm gãy xương đòn cũng như tình trạng gãy xương để có những chỉ định điều trị phù hợp.

2.3. Triệu chứng nhận gãy xương đòn bả vai

Sau khi bị tai nạn hay chấn thương, nếu người bệnh cảm thấy đột ngột xuất hiện những triệu chứng dưới đây cùng mức độ đau tăng dần thì cần lưu ý xem xét tới trường hợp gãy xương đòn bả vai:

– Đau khu trú tại vùng vai, các cơn đau vai sẽ đau nhiều hơn khi vận động;

– Sưng phồng bất thường tại vùng vai, bị hõm xương vai;

– Bầm tím vùng vai;

– Cảm giác bị cứng nhắc và gặp khó khăn khi vận động vai;

– Có tiếng rắc, cọ xương mỗi khi bạn cố cử động vai;

– Có thể nhìn thấy phần đầu xương đòn bị di lệch đẩy lồi ra da;

– Trường hợp nguy hiểm là gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh với biểu hiện trẻ không vận động cánh tay sau khi ra khỏi bụng mẹ.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc vết thương như thế nào là đúng?

Gãy xương đòn bả vai có bắt buộc phải phẫu thuật không?

Đau khu trú và giảm khả năng vận động vùng vai có thể là dấu hiệu cảnh báo về gãy xương đòn.

3. Giải đáp: Gãy xương đòn bả vai có bắt buộc phải phẫu thuật không?

Không phải trường hợp gãy xương quai xanh nào cũng phải thực hiện phẫu thuật. Chỉ ở các trường hợp gãy xương nặng, nguy cơ biến chứng cao thì bác sĩ mới chỉ định điều trị phẫu thuật.

Cụ thể, các trường hợp chỉ định phẫu thuật gãy xương đòn gồm:

– Gãy xương đòn bị di lệch hoàn toàn.

– Gãy xương đòn có phần đầu gãy di lệch ngay sát dưới da, trường hợp này có nguy cơ chọc thủng da và thường gặp ở gãy đầu ngoài của xương đòn.

– Gãy di lệch chồng ngắn > 2cm.

– Gãy phức tạp với những mảnh gãy di lệch xoay ngang.

– Gãy gây chèn ép bó mạch và đám rối thần kinh (khá hiếm gặp).

– Gãy đầu trong của xương đòn với mảnh gãy bị di lệch gây chèn ép cấu trúc trung thất.

– Gãy nhiều xương cùng lúc.

– Gãy xương hở.

– Gãy xương đòn và có phần cơ kẹt vào ổ gãy.

– Bệnh nhân có nhu cầu điều trị phẫu thuật để quay trở lại vận động cũng như sinh hoạt sớm (Thường gặp ở những vận động viên thể dục thể thao).

– Các trường hợp không liền xương sau điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.

Gãy xương đòn bả vai có bắt buộc phải phẫu thuật không?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần lưu ý cho người đau thần kinh tọa

Không phải trường hợp gãy xương đòn nào cũng cần bắt buộc phẫu thuật.

4. Điều trị bảo tồn thay thế phẫu thuật

Bên cạnh phẫu thuật thì điều trị bảo tồn là phương pháp được thực hiện phổ biến hơn với loại gãy ⅓ giữa xương đòn và không bị hoặc ít di lệch.

Điều trị bảo tồn với mục tiêu chính là:

– Kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc các thuốc giảm đau chống viêm NSAID.

– Giảm hoặc ngừng vận động tại vai và vị trí gãy xương cho đến khi xương liền trên lâm sàng và Xquang.

Nếu như trước đây, phương pháp điều trị bảo tồn quen thuộc được áp dụng là bó bột thì hiện nay phương pháp này không còn phổ biến nữa vì gây nhiều bất tiện cho người bệnh và không phù hợp ở nhiều vị trí xương. Thay vào đó, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp bảo tồn nhẹ nhàng hơn là dùng đai bất động vai số 8 hoặc dùng áo Desault để cố định tại vùng xương đòn bị gãy.

Điều trị bảo toàn với ưu điểm an toàn cho người bệnh, tiết kiệm chi phí nhưng có nhược điểm chung là thời gian hồi phục lâu, người bệnh cần có khoảng thời gian bất động từ 4-6 tuần và có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, nhu cầu vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Khi nghi ngờ hoặc bị gãy xương đòn bả vai, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng về tình trạng gãy, vị trí cũng như mức độ ảnh hưởng. Sau đó, hãy tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để được xử lý chấn thương đúng cách, nhanh chóng hồi phục cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *