Gãy xương đòn là tổn thương thường gặp nhất bởi tác động từ bên ngoài như ngã, va đập, tai nạn… Do đặc thù nằm ngay dưới da nên những trường hợp nhẹ, gãy xương không cần phẫu thuật mà có thể tự lành.
Bạn đang đọc: Gãy xương đòn nên kiêng gì?
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đi khám và có chế độ kiêng khem hợp lý. Ăn uống hợp lý giúp xương mau lành, hạn chế ảnh hưởng của bệnh tới các hoạt động sống. Vậy khám gãy xương đòn ở đâu? Gãy xương nên kiêng gì?
1. Xương đòn ở vị trí nào?
Xương đòn hay xương quai xanh là xương nằm dài nằm dưới da vùng vai. Xương đòn nối xương ức và đai vai – cánh tay. Xương đòn có tác dụng như một thanh chống giữa thân mình và khớp vai. Thanh chống này cho phép khớp vai hoạt động tối đa.
Gãy xương đòn có thể xảy ra sau một tai nạn thể thao, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Trẻ em và người trẻ tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gãy xương đòn. Do các đối tượng này có nhiều hoạt động tác động lên xương đòn.
Gãy xương đòn thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các trường hợp chấn thương mạnh hoặc tai nạn nghiệm trọng, có thể ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng người bệnh. Xương đòn gãy có thể tác động vào bó thần kinh hoặc mạch máu dưới xương đòn. Gãy xương đòn còn dẫn tới đám rối cánh tay, đâm vào phổi gây ra tình trạng tràn khí, tràn máu màng phổi.
Gãy xương đòn là tổn thương thường gặp nhất bởi tác động từ bên ngoài như ngã, va đập, tai nạn
2. Biến chứng do gãy xương đòn gây nên
Biến chứng gãy xương đòn có thể do tác động từ vị trí gãy xương đến các tổ chức thần kinh và phần mềm xung quanh. Ngoài ra cũng có thể do phương pháp điều trị không đúng hoặc do quá trình phục hồi chưa đúng cách.
Các biến chứng thường gặp khi gãy xương đòn là:
– Tổn thương bó mạch dưới đòn và đám rối thần kinh cánh tay.
– Tràn máu và tràn khí màng phổi.
– Không liền xương: Xác định trên lâm sàng và chụp X-quang sau khoảng từ 4 – 6 tháng.
– Can lệch: Tình trạng liền xương tuy nhiên vị trí không phù hợp về giải phẫu
– Viêm thoái hóa khớp cùng vai đòn hay khớp ức đòn
– Các biến chứng trong phẫu thuật như nhiễm trùng, gãy dụng cụ kết hợp xương, viêm da kích ứng…
3. Gãy xương đòn nên kiêng gì?
3.1. Kiêng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ
Khi nạp quá nhiều dầu mỡ vào cơ thể như các món chiên xào, canxi sẽ kết hợp với các chất béo tạo ra một chất dạng bọt không thể hấp thụ được mà bị đào thải ra ngoài cơ thể.
3.2. Kiêng uống rượu bia, cafe
Các chất kích thích này đều làm mất đi đáng kể lượng canxi trong cơ thể, cản trở quá trình tạo xương khiến xương lâu lành hơn.
Tìm hiểu thêm: Gai thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị
Không nên dùng nhiều bia rượu khi bị gãy xương đòn
3.3. Kiêng vận động mạnh
Người bị gãy xương đòn nên vận động nhẹ nhàng, không nên tập các bài tập mạnh như chạy nhảy, bơi lội… sẽ ảnh hưởng nhiều đến liền xương. Chỉ sau khi xương đã lành mới nên tập luyện để tăng sự linh hoạt của cánh tay.
3.4. Kiêng hút thuốc lá
Bệnh nhân gãy xương cần tránh hút thuốc lá do hút thuốc có thể kéo dài thêm thời gian lành bệnh. Hút thuốc ảnh hưởng tới lưu lượng máu đi đến xương và ngăn máu cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho phép xương nhanh lành lại.
3.5. Hạn chế các thực phẩm nhiều muối
Thực phẩm có nhiều muối có thể khiến cơ thể gia tăng đào thải canxi theo đường tiểu. Điều này khiến xương bị gãy khó lành hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế nạp muối nạp vào cơ thể. Giảm tối đa thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp. Kiểm soát lượng muối sử dụng trong nấu ăn hàng ngày.
4. Khám gãy xương đòn ở đâu?
Thông thường, để chẩn đoán tình trạng gãy xương, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng, chụp X quang… Sau đó, căn cứ vào thể trạng và tính chất xương đòn bị gãy, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp:
– Phẫu thuật xương đòn
– Đeo đai cố định
– Để xương tự lành.
Để chẩn đoán chính xác và có các phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh cần thực hiện thăm khám tại các cơ sở uy tín. Cơ sở đảm bảo chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao.
>>>>>Xem thêm: Gãy xương mác bao lâu tập đi được và cách dùng nạng gỗ
Khám định kỳ sức khỏe để phát hiện kịp thời các vấn đề xương khớp
Đáp ứng nhu cầu này, Bệnh viện Thu Cúc đã trang bị cho mình hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang, máy chụp CT….hỗ trợ tốt quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh viện cũng hội tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp như bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan với hơn 30 kinh nghiệm khám chữa bệnh sẽ đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả giúp người bệnh mau chóng hồi phục.
Để tiết kiệm chi phí cho người bệnh, Bệnh viện Thu Cúc áp dụng giá khám chữa bệnh hợp lý và thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Vì vậy, người bệnh tránh xa những thực phẩm, đồ uống hay thói quen hàng ngày để xương mau lành hơn.
Gãy xương đòn nên kiêng gì chắc hẳn đã không còn là thắc mắc của những ai tham khảo qua bài viết này. Nếu còn băn khoăn nào, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.