Giấc ngủ và những điều cần biết

Giấc ngủ giúp duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt. Cùng tìm hiểu về giấc ngủ qua các câu hỏi sau.

Bạn đang đọc: Giấc ngủ và những điều cần biết

1. Tại sao chúng ta cần phải ngủ?

A: Không ai biết
B: Để não được nghỉ ngơi
C: Để đảm bảo hoạt động đúng đắn của hệ thần kinh

Đáp án đúng là C. Giấc ngủ giúp duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức Thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề như buồn ngủ, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, hạn chế các hoạt động thể chất. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra ảo giác và thay đổi tâm trạng.

2. Đối tượng nào cần ngủ khoảng 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày?

A: Trẻ sơ sinh
B: Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo
C: Thanh thiếu niên
D: Người lớn
Đáp án đúng là A. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, khoảng từ 10 – 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

3. Giấc ngủ có bao nhiêu giai đoạn?

A: 3
B: 4
C: 5
D: 6
Đáp án đúng là C. Giấc ngủ được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn ngủ non-REM (giai đoạn đầu của giấc ngủ) và giai đoạn ngủ REM (giai đoạn sau của giấc ngủ).
Giấc ngủ non-REM được chia làm 4 giai đoạn nhỏ. Ở giai đoạn một (ngủ lơ mơ) chính là giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ, nó kéo dài khoảng 5-10 phút, con người sẽ ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, hoạt động cơ bắp sẽ chậm lại và co giật nhẹ có thể xảy ra, chúng ta dễ dàng bị đánh thức ở giai đoạn này. Giai đoạn hai (ngủ nhẹ), mắt con người ngưng chuyển động, nhịp thở và nhịp tim bắt đầu chậm lại. Giai đoạn ba và bốn còn gọi là giấc ngủ sâu.

4. Thiếu ngủ có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe?

Giấc ngủ và những điều cần biết

Thiếu ngủ có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe, thương tật, chất lượng cuộc sống suy giảm và các bệnh về tâm thần.

Đúng. Thiếu ngủ có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe, thương tật, chất lượng cuộc sống suy giảm và các bệnh về tâm thần. Tình trạng béo phì và trầm cảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu ngủ.

5. Điều nào sau đây về giấc ngủ là đúng?

A: Thiếu ngủ có thể gây động kinh ở ở những người bị bệnh động kinh.
B: Vấn đề giấc ngủ xảy ra ở hầu hết tất cả những người bị rối loạn tâm thần.
C: Thiếu ngủ nghiêm trọng có thể dẫn đến ảo giác.
D: Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là D. Rối loạn giấc ngủ là rất phổ biến ở những người bị rối loạn tâm thần, xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, đột quỵ, bệnh Alzheimer và chấn thương ở đầu. Thiếu ngủ có thể gây ra cơn động kinh ở những người mắc bệnh động kinh. Trong khi đó thiếu ngủ kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể gây ảo giác hay hoang tưởng ở những người khỏe mạnh.

6. Các bệnh truyền nhiễm như cúm làm cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ?

Đúng. Rất nhiều bệnh, kể cả bệnh truyền nhiễm như cúm, có xu hướng làm cho chúng ta buồn ngủ. Tình trạng này do một hóa chất gọi là cytokines được sản xuất bởi hệ miễn dịch có khả năng thúc đẩy cơn buồn ngủ.

7. Nguyên nhân chính của chứng mất ngủ là lo lắng?

Tìm hiểu thêm: Đau bụng bên trái cảnh báo bệnh gì?

Giấc ngủ và những điều cần biết

Lo lắng làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ, không phải là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ.

Sai. Mất ngủ là tình trạng không thể ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Có một số nguyên nhân gây mất ngủ, bao gồm rối các vấn đề về sức khỏe và tình cảm, tác dụng phụ của thuốc, hoặc rối loạn giấc ngủ. Lo lắng làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ, không phải là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ.

8. Con người ngủ ít hơn khi già đi?

Sai. Nhu cầu ngủ giảm dần khi chúng ta già đi là một hiểu nhầm khá phổ biến. Thực tế nhu cầu ngủ của con người không thay đổi trong suốt cuộc đời. Người lớn tuổi có thể gặp nhiều thay đổi trong mô hình giấc ngủ của họ, bao gồm việc khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ. Nhiều người cảm thấy ngủ không đủ giấc và mệt mỏi vào ban ngày.

9. Những bệnh tâm thần nào liên kết chặt chẽ với chứng mất ngủ?

A: tâm thần phân liệt hoang tưởng
B: Trầm cảm
C: Rối loạn lưỡng cực
D: Rối loạn tâm lý
Đáp án đúng là B. Trầm cảm là dạng  rối loạn tâm thần liên quan mật thiết nhất đến mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy những người bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 5 lần so với người không mất ngủ. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm và mất ngủ có thể kết hợp để làm cho cả bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hơn. Điều trị trầm cảm thường có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ, và ngược lại – điều trị chứng mất ngủ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

10. Chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

A: Thuật ngữ y học cho chứng ngáy liên tục
B: Thức dậy vào ban đêm không có lý do rõ ràng
C: Gián đoạn tạm thời của hơi thở trong khi ngủ
D: Ngủ nhiều hơn 10 tiếng đồng hồ

Giấc ngủ và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng thường gặp của thiếu máu

Ngưng thở khi ngủ là sự gián đoạn tạm thời của hơi thở trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều.

Đáp án đúng là C. Ngưng thở khi ngủ là sự gián đoạn tạm thời của hơi thở trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều. Triệu chứng thường gặp của người bị ngưng thở khi ngủ là ngáy, buồn ngủ vào ban ngày, đau thắt ngực về đêm, giật mình thức giấc kèm theo thở gấp, ngạt thở.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *