Bé bị viêm phế quản có biểu hiện dễ nhận biết nhất đó chính là trẻ bị ho, thở khò khè do đường thở của trẻ bị chít hẹp. Nhiều cha mẹ thắc mắc bé bị viêm phế quản thở khò khè liệu có nguy hiểm không, biểu hiện của bệnh như thế nào và cách xử lý bệnh sao cho đúng cách? Cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?
1. Khi trẻ khi bị viêm phế quản có những biểu hiện điển hình nào?
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi. Khi lớp niêm mạc phế quản bị sưng, viêm ống dẫn khí sẽ gây ảnh hưởng đến việc lưu thông khí ở trẻ. Hơn nữa, khi trẻ bị viêm phế quản còn gây kích thích tiết dịch đờm, chất nhầy này sẽ gây bít tắc lòng phế quản,từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ, dẫn đến trẻ khi thở sẽ bị khò khè, khó chịu.
Ngoài ra, khi bé bị viêm phế quản thở khò khè, trẻ bị viêm phế quản còn có những dấu hiệu nhận biết như sau:
1.1 Trẻ bị sốt
– Sốt ở trẻ là biểu hiện của cơ thể trẻ đang chống lại tác nhân gây viêm. Khi bị viêm phế quản, trẻ có thể sốt sốt vừa đến sốt cao.
1.2 Trẻ bị mệt mỏi, ủ rũ
– Chính việc sốt cao, ho nhiều khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú, cơ thể yếu,…
1.3 Trẻ bị ho
Với triệu chứng ho, ban đầu trẻ có thể ho khan, sau đó chuyển thành ho có đờm. Đờm thường có màu trắng trong hoặc màu xanh, ngả vàng.
1.4 Trẻ thở nhanh
Không chỉ có dấu hiệu khò khè, viêm phế quản cũng khiến giảm diện tích đường thở, từ đó khiến cho trẻ phải thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu không khí của phổi.
1.5 Lồng ngực bị rút lõm
Đây là triệu chứng này nhằm đánh giá trình trạng khó thở ở trẻ. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản. Do đó, khi thấy có dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hầu hết các trường hợp bé viêm phế quản thở khò khè có thể điều trị khỏi dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
2. Bé bị viêm phế quản thở khò khè gây ra những biến chứng nào?
Hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm phế quản, bé thở khò khè có thể điều trị khỏi dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau
2.1 Bé bị viêm phế quản khò khè dễ gây suy hô hấp
Tình trạng trẻ bị khó thở, thở khò khè kéo dài, đặc biệt khi đờm tích tụ lâu ngày nhiều sẽ khiến việc thở của trẻ càng trở nên khó khăn, không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết nuôi cơ thể. Lúc này, trẻ sẽ bị rút lõm lồng ngực, có hiện tượng thở nhanh, thở gấp, cánh mũi phập phồng và những triệu chứng do bị thiếu oxy.
2.2 Trẻ bị viêm phổi
Trẻ bị viêm phế quản có thể gây biến chứng nguy hiểm là bệnh viêm phổi. Lúc này, phổi của trẻ sẽ dần bị xơ hóa, khiến tình trạng viêm nhiễm có thể tái phát nhiều lần.
2.3 Viêm phế quản gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết
Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ dễ dàng tấn công vào nhiều cơ quan nội tạng khác, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Do đó, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết như: thở nhanh, tim đập nhanh, sốt cao không đáp ứng với thuốc, nôn ói, rối loạn tâm thần, đau dạ dày, rùng mình,… thì cần đưa trẻ nhập viện gấp để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.
Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản phổi ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Tình trạng trẻ bị khó thở, thở khò khè kéo dài, đặc biệt khi đờm tích tụ lâu ngày nhiều sẽ khiến việc thở của trẻ càng trở nên khó khăn, không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết nuôi cơ thể.
3. Những phương pháp điều trị và chăm sóc bé bị viêm phế quản thở khò khè
3.1 Trẻ bị viêm phế quản thở khò khè điều trị như thế nào?
– Bệnh viêm phế quản là do virus gây ra, do đó bệnh thường được điều trị bằng cách giảm các triệu chứng của bệnh như: cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc loãng đờm và mở rộng đường thở giúp trẻ dễ chịu hơn, ngăn ngừa biến chứng bệnh có thể xảy ra.
– Đa phần các trường hợp trẻ bị viêm phế quản do virus sẽ tự khỏi, do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ giữ vai trò quan trọng trong điều trị.
– Ngược lại, nếu bệnh là do vi khuẩn gây ra thì trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh với liều lượng, tần suất sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cân nặng, độ tuổi và sức khỏe của trẻ.
– Vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản thường gây biến chứng nặng hơn so với virus. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ, có thể cho trẻ nhập viện nếu nhiễm khuẩn nặng.
3.2 Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản thở ra khò khè
Việc chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị viêm phế quản cũng vô cùng quan trọng. Việc này sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục hơn, do đó cha mẹ cần lưu ý:
– Cho trẻ ăn bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, cần tăng cường cho trẻ ăn tôm cá, chất béo lành mạnh cũng như các loại rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng.
– Cần cho trẻ nên uống nhiều nước lọc để giúp trẻ giảm sốt, hạn chế tình trạng mất nước.
– Đặc biệt với những trẻ bị sốt cao, tiêu chảy kèm theo nên bổ sung oresol để bù điện giải.
>>>>>Xem thêm: Trẻ em sốt cao co giật: 7 bước xử trí nhanh gọn
Cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của bệnh, đặc biệt là khả năng thở của bé để đưa bé đến bệnh viện nếu dấu hiệu nặng hơn, không đáp ứng với điều trị.
Trẻ nhỏ bị viêm phế quản thở khò khè có thể điều trị dứt điểm không để lại biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ được nắm được đầy đủ kiến thức, phát hiện sớm và xử trí nhanh chóng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của bệnh, đặc biệt là khả năng thở của bé để đưa bé đến bệnh viện nếu dấu hiệu nặng hơn, không đáp ứng với điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.