Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh, chiếm khoảng 60-70% nguyên nhân gây mất trí nhớ. Bệnh thường khởi phát từ từ và ngày càng trở nên trầm trọng. Lâu dần người bệnh sẽ mất các chức năng của cơ thể và cuối cùng là tử vong. Cùng tìm hiểu bệnh Alzheimer có di truyền không trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh Alzheimer có di truyền không?
1. Căn bệnh Alzheimer có di truyền không?
Bệnh Alzheimer có di truyền không là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tìm kiếm lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua.
Có rất nhiều giải thuyết đề cập đến các nguyên nhân gây bệnh Alzheimer, tuy nhiên có một giải thuyết được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và điều này cũng góp phần trả lời cho câu hỏi này.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 2 loại gen ảnh hưởng đến việc một người có mắc bệnh Alzheimer hay không là: Gen nguy cơ và Gen xác định.
1.1 Gen nguy cơ
Đây là những gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, tuy nhiên không chắc chắn rằng người có gen này sẽ chắc chắn mắc bệnh Alzheimer. Đó là APOE-e4, APOE-e3, APOE-e2, trong đó APOE-e4 là phổ biến nhất, khoảng 40 – 65% người mắc Alzheimer được phát hiện có gen này. Ngoài ra, người có gen APOE-e4 có thể khiến các biểu hiện của bệnh Alzheimer xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn.
1.2 Gen xác định
Đây là những gen mà nếu có sẽ chắc chắn gây ra bệnh Alzheimer. Theo thống kê, nhóm gen xác định này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 1%), nhưng các trường hợp mắc Alzheimer mang tính chất gia đình này rất nguy hiểm. Các biểu hiện thường xuất hiện sớm, chúng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất beta amyloid – là nguyên nhân chính gây suy giảm và làm chết các tế bào não.
Theo nghiên cứu cho thấy, những người có cha mẹ hoặc anh chị em bị Alzheimer sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vậy câu trả lời cho thắc mắc bệnh Alzheimer có di truyền hay không sẽ là: Bệnh Alzheimer có thể di truyền qua các thế hệ, nếu người mắc bệnh có 1 trong 2 loại gen: gen xác định và gen nguy cơ nêu trên.
Trên thực tế, người ta vẫn thấy có những gia đình bố hoặc mẹ hoặc anh, chị, em mắc bệnh Alzheimer nhưng thành viên khác trong gia đình không bị bệnh. Hoặc những người mà trong gia đình không có tiền sử ai từng mắc bệnh Alzheimer nhưng vẫn bị mắc bệnh. Như vậy, ngoài yếu tố di truyền còn nhiều yếu tố khác có thể gây ra bệnh Alzheimer.
2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer
3.1 Tuổi tác
Sự lão hóa các tế bào thần kinh do tuổi tác cao là một trong các yếu tố gây bệnh Alzheimer. Điều này không có nghĩa là những người trẻ tuổi không bị mắc bệnh Alzheimer. Khi tuổi càng cao, thường kèm theo các bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu,… cùng những thói quen xấu như không tập thể dục, ít tham gia các trò chơi về trí não, trò chơi thể chất,…
3.2 Giới tính
Theo nghiên cứu phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn nam giới. Lý giải nguyên nhân này là do sự sụt giảm hormone estrogen – có tác dụng bảo vệ não khỏi những chất độc hại, khi estrogen bị suy giảm các tế bào não sẽ dễ bị tổn thương, phụ nữ thời kỹ mãn kinh dễ mắc nhiều bệnh hơn trong đó có bệnh Alzheimer.
Tìm hiểu thêm: Tụt huyết áp nên ăn gì? số huyết áp và giảm bớt
3.3 Chấn thương
Những người từng bị chấn thương sọ não, não sẽ tiết ra một lượng lớn beta amyloid làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer trong tương lai.
3.4 Lối sống không lành mạnh
Hút thuốc nhiều, sử dụng các chất kích thích như ma túy, bia, rượu; chế độ ăn uống thiếu khoa học; ngủ không đủ giấc; lười vận động; hay căng thẳng lo lắng hoặc stress do áp lực cuộc sống và công việc, thiếu máu não, thiếu oxy,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
3. Biểu hiện của người bệnh Alzheimer
3.1 Các dấu hiệu đặc trưng
Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh Alzheimer với sa sút trí tuệ hay rối loạn trí nhớ. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ các dấu hiệu đặc trưng của người bệnh Alzheimer, bạn sẽ thấy chúng khác với các triệu chứng của rối loạn trí nhớ.
Theo một số tài liệu chuyên ngành cho thấy 10 biểu hiện báo hiệu bệnh Alzheimer như sau:
– Mất trí nhớ: thường hay quên những công việc, sự kiện gần.
– Gặp các vấn đề về ngôn ngữ
– Khó khăn khi thực hiện các công việc quen thuộc
– Rối loạn định hướng
– Giảm khả năng đánh giá nhận xét
– Giảm khả năng tư duy
– Quên chỗ để đồ vật
– Thay đổi khí sắc
– Thay đổi cá tính
– Mất tính chủ động
Chúng ta cần phân biệt: việc mất trí nhớ tạm thời hoặc đôi khi ta quên vài việc trong cuộc sống hàng ngày (chỉ quên trong thời gian ngắn sau đó vẫn ghi nhớ bình thường) thì đây không được coi là biểu hiện của bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ. Nhưng nếu việc lãng quên này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như không nhớ đường về nhà, thì cần phải coi chừng bệnh lý sa sút trí tuệ – Alzheimer.
3.2 Những đối tượng dễ mắc bệnh Alzheimer
– Bệnh Alzheimer thường gặp ở những người trên 65 tuổi, ngày nay bệnh có xu hướng trẻ hóa hơn nhưng số lượng người trẻ mắc Alzheimer thường ít.
– Những người bị mất trí nhớ do chấn thương sau tai nạn gây ra, bị viêm não, tiền sử gia đình có người thân từng mắc bệnh Alzheimer có thể mắc bệnh Alzheimer.
– Những người có thói quen xấu như hút thuốc hoặc mắc các bệnh mạn tính như suy tim, suy gan, suy thận,… dễ mắc bệnh Alzheimer.
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ mạn tính là gì và 3 cách phòng tránh hiệu quả
Những kiến thức nêu trên hi vọng đã phần não giúp bạn đọc tự giải đáp được câu hỏi bệnh Alzheimer có di truyền không cũng như nắm được các triệu chứng để nhận diện căn bệnh này. Ngay khi thấy mình hoặc người thân có các triệu chứng của bệnh, hãy chủ động đi khám hoặc đưa người nhà đi khám nội thần kinh ngay để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhé. Hãy tiếp tục đón đọc các thông tin tham khảo về căn bệnh này ở mục Sống khỏe – Bệnh thần kinh nhé.