Giải đáp: Bệnh gout có thể chữa khỏi không

Gout là một trong những bệnh lý xương khớp có tỷ lệ mắc cao và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ra triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nhiều người bệnh quan tâm “bệnh gout có thể chữa khỏi không”.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh gout có thể chữa khỏi không

1. Tìm hiểu nguyên nhân và các đối tượng có nguy cơ bị gout

1.1. Nguyên nhân

Bệnh gout xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa của acid uric. Acid uric tích lũy trong cơ thể nhiều do nhiều nguyên nhân, điển hình như:

– Acid uric tăng cường sản xuất trong cơ thể

– Acid uric bị hạn chế đào thải ra khỏi cơ thể

Khi đó, acid uric tích lũy nhiều tại xương khớp dưới dạng tinh thể urat từ đó gây viêm khớp, sưng, đau tại vị trí khớp đó.

Giải đáp: Bệnh gout có thể chữa khỏi không

Bệnh gout gây ra các cơn đau dữ dội, khiến người bệnh không thể đi lại

1.2. Các đối tượng dễ bị gout

Ai cũng có thể mắc bệnh gout, một số đối tượng có nguy cơ cao hơn như:

Nam giới sau tuổi 40

Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% người bệnh gout là nam, ở độ tuổi từ 40 trở lên. Với chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, tiêu thụ nhiều đạm động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh

Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ thường bị rối loạn nội tiết tố đặc biệt là rối loạn estrogen – loại hormone chính giúp thận bài tiết acid uric.

Di truyền

Nghiên cứu cho thấy có trên 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Người có tiền sử gia đình có người thân bị bệnh cũng đối mặt với nguy cơ cao hơn người bình thường.

Lối sống không lành mạnh

Tình trạng lạm dụng rượu bia cản trở việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm chứa purin cũng làm tăng lượng acid uric.

Đang sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric như thuốc lợi tiểu, thuốc chứa salicylate, …

Thừa cân, béo phì

Người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao vì nồng độ chất béo trong cơ thể cao làm tăng mức độ viêm toàn thân do các tế bào chất béo sản sinh ra cytokine gây viêm.

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc điều trị viêm cột sống dính khớp cần nắm rõ

Giải đáp: Bệnh gout có thể chữa khỏi không

Người thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh xương khớp trong đó có bệnh gout

Một số vấn đề sức khỏe khác

Suy thận và bệnh lý về thận cũng làm ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao bất thường. Một số bệnh lý khác có liên quan đến bệnh gout bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, …

2. Cảnh báo triệu chứng và biến chứng bệnh gout

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh gout theo từng giai đoạn mà mỗi người cần biết để kịp thời xử trí:

2.1. Giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn triệu chứng chưa nhiều, người bệnh có thể đau nhức ở khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, khớp cổ tay, ngón tay. Tình trạng đau khớp sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh hoạt động.

2.2. Giai đoạn mạn tính

Acid uric lúc này tích lũy rất nhiều, lắng đọng thành u cục ở khớp thậm chí ở thận, mô hoặc cơ. Lúc này, cơn đau diễn ra liên tục, mức độ vô cùng nặng nề. Ở giai đoạn này, người bệnh cần điều trị chuyên khoa để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

2.3. Biến chứng

Bệnh gout là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với hàng loạt biến chứng như:

– Tái phát nhiều lần

Sau khi chữa khỏi các đợt gout cấp, bệnh có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh.

– Hạt tophi hình thành

Cục tophi xuất hiện tại ngón chân, khuỷu tay gây cứng khớp, biến dạng khớp và suy giảm khả năng vận động của người bệnh.

– Sỏi thận

Khi tinh thể urat tích lũy quá nhiều gây tổn thương thận, hình thành sỏi tiết niệu.

Đây là những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gout có thể gây ra cho người bệnh. Do đó, ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

3. Giải đáp: bệnh gout có thể chữa khỏi không?

3.1. Chuyên gia lý giải bệnh gout có thể chữa khỏi không?

Bệnh gout có nhiều loại khác nhau và chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn nặng cơn đau diễn ra liên tục, khớp bị sưng và người bệnh khó di chuyển, vận động. Bên cạnh đó, lúc này bệnh đã kéo theo nhiều biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Vậy bệnh gout có thể chữa khỏi không? Chuyên gia tại Thu Cúc TCI cho biết bệnh gout liên quan đến việc chuyển hóa trong cơ thể. Acid uric không đào thải hết sẽ tích tụ và gây ra bệnh. Do đó, việc điều trị dứt điểm gout rất khó, có thể nói hiện nay chưa có phương pháp đặc trị bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm và kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu thì bệnh có thể tiến triển tích cực. Điều trị phù hợp giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, nâng cao khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống.

Giải đáp: Bệnh gout có thể chữa khỏi không

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu: Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục? 

Thăm khám sớm để ngăn chặn biến chứng, kịp thời khắc phục tình trạng bệnh

3.2. Bệnh gout có thể chữa khỏi không phụ thuộc lớn vào thói quen ăn uống, sinh hoạt

Như đã nói ở trên, bệnh gout có thể cải thiện nếu được phát hiện sớm. Thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt khoa học đóng vai trò tích cực trong quá trình điều trị. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau.

Thói quen sinh hoạt

– Trong giai đoạn khớp viêm cấp, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động nặng.

– Qua đợt cấp cần sinh hoạt điều độ, tăng cường vận động nhẹ nhàng.

– Duy trì cân nặng hợp lý để tránh axit uric tăng lên và hạn chế sức ép lên các khớp.

– Tránh dùng các thuốc làm tăng acid uric máu gồm thuốc lợi tiểu, aspirin, corticoid trong thời gian dài.

– Rèn luyện lối sống lành mạnh bằng việc cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, …

– Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bất thường của bệnh.

Chế độ ăn uống

– Tăng cường sử dụng thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, hạt, bơ, trứng, sữa, phô mai, rau củ quả, …

– Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric như cá, hải sản, gia cầm, gan, đậu.

– Bỏ rượu, bia, cà phê, chè.

– Cần giảm cân khoa học, tránh giảm cân nhanh quá mức.

– Uống đủ nước.

Người bệnh gout nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán, tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như cách sinh hoạt phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *