Dạ dày là bộ phận quan trọng trong cơ thể có chức năng tiêu hóa thức ăn. Vậy khi bị bệnh loét bao tử có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh và nhiều yếu tố khác.
Bạn đang đọc: Giải đáp bệnh loét bao tử có nguy hiểm không?
1. Loét bao tử là gì?
Theo nghiên cứu của hội Khoa học Tiêu hóa thì có tới 70% dân số có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó loét bao tử chiếm khoảng 26%. Tỷ lệ này đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.
Vậy loét bao tử có nguy hiểm không? Trước khi trả lời cho thắc mắc này chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về bệnh loét bao tử.
Loét bao tử là tình trạng niêm mạc bao tử bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới sưng và hình thành vết loét trên bề mặt niêm mạc. Loét dạ dày được chia thành hai giai đoạn:
– Loét bao tử cấp tính: Biểu hiện sưng viêm đột ngột ở dạ dày. Người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội trong thời gian ngắn
– Loét bao tử mạn tính: Đây là hiện tượng acid dạ dày gây ra các tổn thương ở một vùng hoặc nhiều vùng trên niêm mạc dạ dày trong thời gian dài
Loét bao tử là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Các nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày
Loét dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân do tác động bên ngoài và cũng có những nguyên nhân xuất phát từ thói quen không tốt của người bệnh
2.1 Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là loại thường sống trong niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Khi vi khuẩn hoạt động chúng sẽ tiết ra các độc tố gây kích ứng lớp niêm mạc gây ra viêm loét.
2.2 Chế độ ăn uống chưa hợp lý
Nhiều người có thói quen ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhanh,…sẽ ảnh hưởng không tốt trực tiếp tới dạ dày. Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn sống, đồ cay nóng,…cũng đều là các nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm loét và cản trở chức năng miễn dịch.
2.3 Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm trong thời gian dài
Loét bao tử chiếm tỷ lệ cao ở những người sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc về điều trị xương khớp trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng tới bao tử.
2.4 Stress
Xã hội hiện đại khiến mọi người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực kéo dài. Stress làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng sự rối loạn của quá trình tiêu hóa. Nhân cơ hội này các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn.
2.5 Lạm dụng đồ uống có cồn
Rượu bia gây kích thích niêm mạc dạ dày làm tăng nguy cơ viêm loét. Mặt khác các độc tố trong bia rượu cũng ảnh hưởng tới quá trình chữa lành các vết loét.
2.6 Di truyền
Nếu trong gia đình bạn có người bị các bệnh về dạ dày thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân do các bệnh về hệ tiêu hóa có thể mang tính di truyền.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
3 Triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày
Một số trường hợp loét bao tử không có những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
3.1 Đau dạ dày vùng thượng vị
Đau tức vùng bụng trên là dấu hiệu sớm của loét bao tử mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ khi nào, kể cả khi bạn đang ngủ.
3.2 Buồn nôn, nôn
Các vết loét bao tử làm cho dạ dày co bóp mạnh. Điều này khiến bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, nôn.
3.3 Chán ăn, ăn không ngon
Loét bao tử khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, giảm vị giác, đắng miệng. Đây là biểu hiện mà phần lớn các bệnh nhân sẽ gặp phải.
3.4 Rối loạn tiêu hóa
Một số bệnh nhân khi mắc bệnh thường bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ. Đây là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khi chức năng của dạ dày suy giảm.
3.5 Mất ngủ, giảm cân đột ngột
Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa thường khiến bệnh nhân giảm cân nhanh do cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Tình trạng mệt mỏi, khó ngủ cũng khiến bệnh nhân sụt cân.
4 Bệnh viêm loét bao tử có nguy hiểm không?
Loét bao tử không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Như vậy loét bao tử có nguy hiểm không? Bệnh sẽ gây nguy hiểm khi chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
4.1 Hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng dễ xảy ra với người bị loét bao tử. Người bị hẹp môn vị thường có các dấu hiệu như:
– Đau bụng dồn dập, dữ dội liên tục và kéo dài
– Buồn nôn, bãi nôn có mùi hôi khó chịu
– Tiêu chảy
– Toát mồ hôi, người mệt mỏi
4.2 Loét bao tử có nguy hiểm không? Thủng dạ dày vô cùng nguy hiểm
Loét bao tử nếu không được điều trị sớm có thể gây thủng dạ dày. Người bệnh sẽ thấy đau dữ dội như có ai cầm dao đâm vào bụng. Bụng cứng đờ, chỉ cần thở mạnh cũng đau đớn. Cơn đau sẽ lan từ ra khắp ổ bụng, sau lưng. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên rất có thể dạ dày của bạn đã bị thủng. Trường hợp này bệnh nhân cần tới bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt.
4.3 Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là khi xuất hiện tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Người bệnh sẽ nôn ra máu hoặc đi ngoài phân có lẫn máu.
4.4 Loét bao tử có nguy hiểm không? Ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm
Viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn HP còn có nguy cơ dẫn tới ung thư dạ dày nếu không được điều trị sớm. Ung thư là biến chứng nguy hiểm hàng đầu.
Tìm hiểu thêm: Xóa tan nỗi lo nội soi dạ dày thực quản
Loét bao tử có nguy hiểm không? Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
5. Chế độ ăn uống hợp lý dành cho người bị loét bao tử
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Vì vậy khi bị loét bao tử người bệnh cần chú ý tới các thực phẩm nên ăn hoặc nên hạn chế.
5.1 Các nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh
– Nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày. Điều này giúp giảm áp lực co bóp lên dạ dày
– Thức ăn nên chế biến bằng cách thái nhỏ, hầm nhừ để dễ tiêu hóa
– Đồ ăn nên được ăn ngay sau khi chế biến
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
– Sau khi ăn nên nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng, vận động nhẹ nhàng
5.2 Các món ăn thích hợp cho người bị loét bao tử
Để giúp hỗ trợ chữa lành các vết loét người bệnh nên ăn thực phẩm có tác dụng trung hòa và giảm tiết acid
– Chuối: Chứa làm hàm lượng pectin cao. Đây là một dạng chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa
– Táo cũng rất giàu pectin. Thường xuyên ăn táo sẽ cải thiện triệu chứng của loét dạ dày
– Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp nhiều vitamin nhóm B, chất khoáng, chất xơ giúp chuyển hóa thức ăn. Ngũ cốc còn chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
– Sữa chua là nguồn cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic. Chúng giúp đường ruột chống lại các vi khuẩn có hại
– Bánh mì có công dụng hút bớt dịch vị do dạ dày tiết ra quá mức giúp giảm đau. Loại thực phẩm này cũng không chứa nhiều chất béo
5.3 Các thực phẩm nên tránh
– Thức ăn chua cay dễ kích thích niêm mạc dạ dày làm tăng các cơn co thắt
– Đồ nhiều dầu mỡ khiến cho dạ dày hoạt động quá tải, khó hấp thu dưỡng chất
– Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng không phù hợp với người bị loét dạ dày vì chúng gây đầy bụng, khó tiêu
– Rượu bia có chứa cồn vì vậy người bệnh nên hạn chế tối đa. Nếu thường xuyên uống rượu bia sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn
– Đường: Ít ai biết rằng những thức ăn nhiều đường sẽ kích thích dạ dày sản xuất nhiều dịch vị. Điều này không hề có lợi cho các vết viêm loét
– Đồ ăn sống như: Rau sống, gỏi,sushi, nem chua,…rất hấp dẫn nhưng tối kỵ với người bị loét bao tử. Nguyên nhân do trong các món này có chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có khả năng gây tiêu chảy, viêm loét dạ dày cao.
>>>>>Xem thêm: Viêm niêm mạc hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Bổ sung sữa chua giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Mong rằng bạn đã hiểu hơn về bệnh loét bao tử có nguy hiểm không. Bạn nên thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị bệnh sớm để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.