Hiện nay, chị em phụ nữ đang phải đối mặt với rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có các bệnh lý phụ khoa. Vậy vấn đề phụ khoa gồm những bệnh gì đang phổ biến? Qua bài viết hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh phụ khoa bao gồm những bệnh gì?
1. Bệnh phụ khoa – Mối đe dọa tính mạng của chị em phụ nữ
Bệnh phụ khoa là những bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ, bao gồm các bộ phận âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng,… Những bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bị mắc mà còn ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt thường ngày. Các bệnh lý phụ khoa sẽ gây ra sự khó chịu ở vùng kín, gặp các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân cũng như làm mất đi sự tự tin của một người phụ nữ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa ít nhất 1 năm một lần. Tuy nhiên, chị em phụ nữ ở nước ta vẫn còn e ngại về việc khám phụ khoa bởi đây là vùng nhạy cảm, dẫn đến nhiều chị em mắc bệnh không phát hiện kịp nên rất khó để chữa trị.
Các bệnh lý phụ khoa để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như chị em không có những biện pháp xử lý kịp thời, bao gồm:
– Biến chứng thành các bệnh lý phụ khoa khác: Những bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành các bệnh lý nặng hơn như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
– Gây vô sinh – Hiếm muộn: Viêm nhiễm phụ khoa có thể cản trở quá trình thụ tinh dẫn đến việc khó có thai thậm chí là vô sinh – hiếm muộn
– Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng ối, rỉ ối dẫn tới rỉ ối, nhiễm trùng ối hoặc sinh non, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
Các bệnh phụ khoa có thể gây là tình trạng vô sinh ở nữ giới
2. Vậy bệnh phụ khoa gồm những bệnh gì phổ biến?
2.1. Bệnh viêm sinh dục là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi bệnh phụ khoa gồm những bệnh gì
Viêm âm đạo, âm hộ là vấn đề về cơ quan sinh dục thường gặp ở những phụ nữ đang trong tuổi sinh sản. Nguyên nhân dẫn đến viêm sinh dục là do sự mất cân bằng môi trường vi khuẩn bên trong âm đạo, các vi khuẩn có hại dẫn đến âm đạo bị viêm nhiễm.
Ngoài ra, bị viêm sinh dục còn do thói quen sinh hoạt hằng ngày của chị em phụ nữ như thói quen vệ sinh vùng kín không khoa học (Nhiều người thường có thói quen vệ sinh vùng kín từ hướng ngược lại từ đằng sau ra trước, điều này sẽ làm các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo).
2.2. U xơ tử cung là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bệnh phụ khoa gồm những bệnh gì
Loại khối u này thường gặp ở tử cung, đa phần là lành tính và những người phụ nữ từ 35-50 có nguy cơ mắc cao hơn những người trẻ, cũng như thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tùy vào vị trí và kích thước khác nhau của khối u có thể có những biểu hiện khác nhau.
2.3. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa xuất phát từ buồng trứng có chứa chất dịch lỏng, đặc hoặc hỗn hợp. U nang buồng trứng được chia thành hai loại là nang chức năng hoặc u nang thực thể. Nang chức năng thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bởi có thể tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên với nang thực thể có thể tiến triển một cách âm thầm, to ra theo thời gian dẫn đến chèn ép các cơ quan khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
2.4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Viêm lộ tuyến cổ tử cung được hình thành từ các tế bào tuyến nằm trong cổ tử cung phát triển ra ngoài, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch âm đạo. Điều này sẽ làm có các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập, gây viêm nhiễm.
2.5. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung hình thành do các tế bào ở cổ tử cung phát triển vượt mức kiểm soát của cơ thể. Khi các tế bào này phát triển nhanh chóng có thể di căn đến các bộ phận khác ngoài cổ tử cung.
Tìm hiểu thêm: 5 lý do chọn Thu Cúc để khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa rất nguy hiểm
2.6. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong những câu trả lời cho vấn đề bệnh phụ khoa gồm những bệnh gì. Bệnh lý xảy ra khi các tế bào nội mạc của tử cung được tìm thấy và phát hiện bên ngoài tử cung. Khi mắc bệnh, người phụ nữ sẽ cảm thấy đau đớn trong thời gian hành kinh, có thể dẫn đến vô sinh do bị tổn thương ống dẫn trứng và buồng trứng.
2.7. Buồng trứng đa nang
Đây là tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ thống các cơ quan nội tiết, chuyển hóa và do tâm lý. Buồng trứng đa nang có thể tác động trực tiếp đến buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, thậm chí là vô sinh.
3. Cách hạn chế mắc các bệnh phụ khoa
Để phòng tránh việc bị mắc các bệnh lý phụ khoa, chị em cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
– Quan hệ tình dục một cách an toàn và lành mạnh, sử dụng bao cao su là biện pháp an toàn nhất
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ
– Tắm rửa và thay quần lót thường xuyên
– Tránh thụt rửa sâu, không nên ngâm vùng nhạy cảm ở trong nước quá lâu
– Không sử dụng xà bông hoặc các chất có tính tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
– Nếu trong kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên
– Chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp
– Thực hiện thăm khám phụ khoa một cách định kỳ
>>>>>Xem thêm: Độ tuổi nào nên đi khám sức khỏe định kỳ để
Chị em phụ nữ nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ
Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa không nên chậm trễ trong việc thăm khám điều trị. Tuy nhiên chị em cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là một lựa chọn đáng tin cậy dành cho bạn. TCI hiện đang là một trong những cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ nằm trong top bệnh viện tốt nhất thành phố Hà Nội. Không chỉ vậy, nơi đây còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu từ những bệnh viện lớn trong và ngoài nước, đảm bảo kết quả chính xác, quy trình thăm khám khoa học. Trang thiết bị y tế thì hiện đại, được đối mới và cập nhật liên tục, TCI luôn đề cao sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu.
Trên đây là thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi bệnh phụ khoa gồm những bệnh gì. Những căn bệnh trên không gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng nếu không kịp thời chữa trị, tính mạng của phụ nữ sẽ luôn bị đe dọa. Vậy nên hãy đi tầm soát sức khỏe một cách định kỳ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.