Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp và luôn khiến cho trẻ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ về khái niệm bệnh tay chân miệng là gì, các nhận biết và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

1. Giúp cha mẹ hiểu bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là gì, cách nhận biết và phòng tránh như thế nào là thắc mắc của không ít phụ huynh khi có con em mình bị bệnh.

Bệnh chân tay miệng là một bệnh rất phổ biến, gặp nhiều ở trẻ nhỏ, nguyên nhân do nhiễm virus. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là trẻ sốt, các nốt phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.

Bệnh chân tay miệng khác hoàn toàn với chứng lở mồm long móng ở gia súc, cừu và heo. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Bệnh tay chân miệng là gì, cách nhận biết và phòng tránh như thế nào là thắc mắc của không ít phụ huynh khi có con em mình bị bệnh

2. Bệnh chân tay miệng ở trẻ do những nguyên nhân nào?

– Cơ chế lây lan của bệnh chân tay miệng là lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua dịch tiết từ mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh.

– Nguyên nhân gây ra bệnh phổ biến nhất là do Coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ Enterovirus.

– Bên cạnh đó, cũng có thể do các loại enteroviruses khác gây ra nhưng tỷ lệ ít gặp hơn.

– Enterovirus 71 ít thường ít gặp hơn nhưng có tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng nề ở trẻ như: bệnh viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong ở trẻ.

Bên cạnh các virus kể trên thì bệnh chân tay miệng còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

2.1 Yếu tố tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố quan trọng nhất, quyết định người bệnh có nguy cơ cao hay không. Bởi bệnh ít gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường xuyên xảy ra nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi.

2.2 Môi trường sống, sinh hoạt của trẻ

– Môi trường lây lan của bệnh chân tay miệng chủ yếu là ở các cơ sở chăm sóc trẻ em, khu vui chơi, trường học… đây là môi trường mà trẻ thường xuyên tiếp xúc nhau và đặc biệt trẻ càng nhỏ thì càng có thói quen đưa tay vào miệng, do đó nguy cơ lây nhiễm càng lớn.

– Bên cạnh đó, tay chân miệng là bệnh thường hay xảy ra vào thời tiết nóng ấm. Ở các nước vùng ôn đới, bệnh phổ biến ở mùa hè và đầu thu. Trong khi đó, các nước khí hậu nhiệt đới, bệnh hầu như xuất hiện quanh năm, nhưng mùa hè vẫn có tần suất cao nhất.

Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Môi trường lây lan của bệnh chân tay miệng chủ yếu là ở các cơ sở chăm sóc trẻ em, khu vui chơi, trường học…

3. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có những triệu chứng gì?

Tay chân miệng ở trẻ thường phát triển từ 3 đến 7 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với virus gây bệnh.

Trẻ bị sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh chân tay miệng, sau đó là triệu chứng đau họng, kém ăn và khó chịu.

Thông thường, một hoặc hai ngày sau khi hiện tượng sốt bắt đầu, những vết loét đau có thể xuất hiện ở phía trước miệng hoặc cổ họng, phát ban xuất hiện ở tay và chân và có thể ở mông.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể có tất cả hoặc chỉ vài các dấu hiệu dưới đây:

– Trẻ bị sốt: Dấu hiệu sốt của trẻ khi bị tay chân miệng thường là sốt nhẹ, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi…

– Trẻ bị đau miệng: Nguyên nhân là do những vết loét, bóng nước, đỏ, gây đau trên lưỡi, nướu và bên trong má trẻ.

– Trẻ bị nổi mụn nước: Các đốm đỏ nhỏ có đường kính từ 2mm đến 3mm phát triển sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước nhỏ ở lòng bàn chân, bàn tay và khoang miệng của trẻ, đôi khi xuất hiện ở vùng mông và sinh dục. Các mụn nước thường xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi trẻ sốt và có thể kéo dài 2 đến 7 ngày.

– Ăn uống kém, biếng ăn, bỏ bú: Những tổn thương răng miệng thường kết hợp với đau họng sẽ khiến cho trẻ mất cảm giác ngon miệng, từ đó khiến cho trẻ nhỏ không chịu ăn uống, bỏ ăn, biếng ăn, bỏ bú…

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt siêu vi do nguyên nhân gì? Cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Dấu hiệu sốt của trẻ khi bị tay chân miệng thường là sốt nhẹ, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi…

4. Trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Một số ít trường hợp, bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể diễn tiến xấu đi, gây các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh đó là gây ra tình trạng mất nước do bé sốt, bỏ ăn uống vì nuốt đau. Biến chứng hiếm gặp hơn nhưng rất nghiêm trọng đó là tình trạng viêm màng não, viêm não do virus tấn công… gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Do đó, cha mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện nếu có một trong các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt cao mặc dù đã can thiệp hạ sốt, thậm chí gây co giật.

– Trẻ không chịu uống nước, bú sữa…

– Trẻ có các dấu hiệu mất nước như: Da khô và mắt trũng, thâm, trẻ sụt cân, trẻ khó chịu, quấy khóc hoặc thờ ơ, lượng nước tiểu giảm hoặc không có nước tiểu, không có nước mắt…

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ hiệu quả?

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ hiệu quả và giảm thiểu những nguy cơ gây nhiễm trùng ở trẻ:

5.1 Chú ý luôn rửa tay cẩn thận khi chăm sóc trẻ

Cha mẹ hãy chú ý rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thực phẩm và ăn uống cho trẻ. Khi không có sẵn xà phòng và nước, cha mẹ có thể dùng khăn lau tay hoặc gel có tẩm cồn diệt khuẩn.

5.2 Hướng dẫn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh

Cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách thực hành vệ sinh tốt và cách giữ sạch sẽ. Cần giải thích cho bé hiểu lý do tại sao không nên cho ngón tay, bàn tay của bé hoặc của người khác vào miệng.

5.3 Trẻ bị bệnh cần cách ly người đang truyền nhiễm

Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan, do đó, trẻ mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong gia đình. Cho trẻ nghỉ học trong thời gian trẻ bị bệnh, thời gian cách ly tối thiểu là cho đến khi các mụn nước của trẻ đã khô hẳn, thường là 1 tuần.

Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia lý giải: Bé lười ăn nên bổ sung những chất gì?

Cha mẹ cũng cần lưu ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách.

Hiện nay, bệnh chân tay miệng ở trẻ vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa, do đó, cha mẹ cần lưu ý bảo vệ sức khỏe của trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để giải đáp câu hỏi bệnh tay chân miệng là gì, cách nhận biết và phòng tránh để bảo vệ con em mình thật tốt. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *