Giải đáp: Bệnh trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng điển hình như ợ chua, nóng rát cổ họng và khó nuốt,… Tuy nhiên, liệu bạn đã biết chính xác bệnh trào ngược dạ dày nguyên nhân từ đâu? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về căn bệnh này và các yếu tố dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày

1. Khái quát về GERD

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi dịch dạ dày – bao gồm axit và enzym tiêu hóa – trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bình thường, giữa dạ dày và thực quản có một van cơ gọi là cơ thắt thực quản dưới (LES). Cơ này hoạt động như một cánh cửa, chỉ mở ra để thức ăn và chất lỏng di chuyển xuống dạ dày và đóng kín lại để ngăn dịch dạ dày trào ngược. Tuy nhiên, khi cơ thắt này hoạt động không đúng, dịch axit sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu.

Bệnh trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu

Bệnh trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu?

2. Bệnh trào ngược dạ dày có nguyên nhân là gì?

Việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày là bước đầu tiên quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trào ngược dạ dày.

2.1. Bệnh trào ngược dạ dày nguyên nhân là suy yếu cơ thắt thực quản dưới (LES)

Như đã đề cập, cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò then chốt trong việc ngăn axit từ dạ dày trào ngược lên. Nếu cơ thắt này suy yếu hoặc hoạt động không ổn định, khả năng bảo vệ thực quản khỏi dịch vị dạ dày giảm đáng kể, dẫn đến trào ngược. Nguyên nhân gây suy yếu cơ thắt có thể bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe, hoặc ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt xấu.

2.2. Áp lực trong dạ dày tăng cao

Áp lực quá mức trong dạ dày có thể tạo ra sức ép đẩy axit ngược lên thực quản. Áp lực này thường liên quan đến việc tiêu thụ lượng lớn thức ăn, ăn quá nhanh, hoặc ăn thực phẩm gây kích thích dạ dày sản xuất axit nhiều. Thức ăn cay nóng, chất béo, đồ uống có ga, rượu bia, và cà phê đều có thể làm tăng áp lực trong dạ dày, gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng trào ngược.

2.3. Bệnh trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu – Thoát vị hoành

Thoát vị hoành là một tình trạng trong đó một phần của dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành, làm giảm áp lực ở khu vực cơ thắt thực quản dưới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho dịch dạ dày dễ dàng trào ngược vào thực quản. Thoát vị hoành là nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày và thường gặp ở những người lớn tuổi.

2.4. Rối loạn nhu động thực quản

Nhu động thực quản là các cử động co bóp tự nhiên giúp đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Khi nhu động thực quản bị rối loạn, khả năng đẩy dịch trào ngược trở lại dạ dày giảm, dẫn đến tình trạng axit lưu lại lâu hơn trong thực quản. Điều này không chỉ gây ra trào ngược mà còn làm tăng nguy cơ viêm loét thực quản.

2.5. Béo phì và mang thai

Béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày. Sự tích tụ mỡ bụng làm tăng áp lực lên dạ dày, đẩy axit trào ngược lên thực quản. Tương tự, trong thời gian mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lớn lên dạ dày, khiến nhiều phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên, bệnh thường sẽ giảm sau khi sinh.

trong thời gian mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lớn lên dạ dày, khiến nhiều phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng trào ngược

Trong khi mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lớn lên dạ dày, khiến nhiều phụ nữ mang thai gặp triệu chứng trào ngược

2.6. Nguyên nhân do chế độ ăn và sinh hoạt

Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể là tác nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.:

– Ăn uống không đúng giờ, không kiểm soát lượng thức ăn: Ăn quá no, ăn vội vàng hoặc ăn quá muộn vào ban đêm đều có thể khiến dạ dày bị căng và tăng tiết axit, từ đó gây trào ngược.

– Tiêu thụ nhiều thực phẩm gây kích thích: Thực phẩm chiên rán, đồ ngọt, đồ uống có cồn, cà phê và các loại gia vị cay nóng đều có thể làm trầm trọng thêm bệnh.

– Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá có thể làm giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới, làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

2.7. Sử dụng một số loại thuốc gây tác động phụ

Một số loại thuốc như thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, và thuốc giãn cơ đều có thể gây tác dụng phụ làm giảm hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày hoặc làm nặng thêm tình trạng hiện có.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thường xảy ra với đối tượng nào?

Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn những người khác:

– Người lớn tuổi: Tuổi tác có thể làm suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới, cũng như làm giảm sức khỏe tổng thể của hệ tiêu hóa.

– Phụ nữ mang thai: Áp lực từ tử cung lớn có thể đẩy axit từ dạ dày lên thực quản.

– Người thừa cân, béo phì: Béo phì tạo áp lực lớn lên dạ dày, khiến bệnh dễ bùng phát hơn.

– Người mắc thoát vị hoành: Thoát vị hoành là một tình trạng cấu trúc khiến trào ngược axit trở nên dễ xảy ra hơn.

– Người có lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không cân đối, thường xuyên hút thuốc lá và tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

4. Làm sao để giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày?

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày:

– Kiểm soát chế độ ăn: Tránh ăn quá no và hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng, đồ chiên rán, và đồ uống có ga. Hãy chia nhỏ bữa ăn và ăn chậm rãi.

– Hạn chế thói quen xấu: Tránh hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, và tránh ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ.

– Tập thể dục đều đặn: Duy trì một lối sống năng động, tập thể dục đều đặn để kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên dạ dày.

– Ngủ đúng cách: Nâng cao đầu giường khi ngủ để ngăn axit trào ngược lên thực quản vào ban đêm.

5. Đo pH trở kháng thực quản 24h – Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày

Trong số nhiều phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày, đo pH trở kháng thực quản 24h là một trong những tiêu chuẩn vàng hiện đại, được đánh giá cao trong việc chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đây là kỹ thuật không xâm lấn, giúp theo dõi liên tục mức độ axit trong thực quản trong suốt 24 giờ, từ đó xác định tần suất và thời gian trào ngược axit.

Đo pH trở kháng thực quản 24h giúp theo dõi liên tục mức độ axit và trào ngược không axit trong thực quản suốt 24 giờ. Bằng cách sử dụng một ống thông nhỏ qua mũi vào thực quản, kỹ thuật này ghi nhận chi tiết tần suất, thời gian và tính chất của các đợt trào ngược. Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ bệnh và tối ưu hóa điều trị.

Thu Cúc TCI là một trong số ít bệnh viện hiện đã ứng dụng kỹ thuật này vào chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Đo pH trở kháng thực quản 24h giúp theo dõi liên tục mức độ axit và trào ngược không axit trong thực quản suốt 24 giờ

Đo pH trở kháng thực quản 24h giúp theo dõi liên tục mức độ axit và trào ngược không axit trong thực quản suốt 24 giờ

Hiểu được bệnh trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu giúp bạn phòng tránh và kiểm soát bệnh tốt hơn. Đồng thời, cần cẩn trọng với các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *