Giải đáp bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ từ A-Z

Viêm phế quản cấp J20 là một bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm phế quản của các bé có thể gây biến chứng khôn lường như: viêm phổi, xẹp phổi, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn…

Bạn đang đọc: Giải đáp bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ từ A-Z

1. Bệnh viêm phế quản cấp J20 là gì?

Bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ nhỏ là cụm từ khá lạ, khiến nhiều bố mẹ không khỏi thắc mắc đây là bệnh gì? Trẻ mắc viêm phế quản J20 này thì có nguy hiểm không?

Trong Bảng mã Phân loại quốc tế về bệnh tật được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành, J20 là kí hiệu đại diện cho bệnh viêm phế quản cấp. Điều này đồng nghĩa rằng bệnh viêm phế quản J20 cũng chính là bệnh viêm phế quản cấp thông thường mà chúng ta hay nhắc đến.

Giải đáp bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ từ A-Z

Bệnh viêm phế quản J20 cũng chính là bệnh viêm phế quản cấp thông thường

Bệnh viêm phế quản xảy ra phổ biến hơn khi thời tiết giao mùa và vào mùa Thu, Đông. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, trong đó số ca mắc bệnh là trẻ em luôn chiếm nhiều hơn.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ

2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp ở đối tượng trẻ nhỏ

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn không khí ô nhiễm, trẻ hít phải hơi độc, tắm nước quá lạnh hay quá lâu… Trong đó, virus hiện là nguyên nhân phổ biến nhất khiến khiến trẻ mắc bệnh viêm phế quản, bao gồm: phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Khi virus, vi khuẩn gây viêm phế quản cấp tấn công cơ thể trẻ, chúng sẽ tập trung hoạt động mạnh mẽ ở mũi, họng để chờ khi có điều kiện thuận lợi (sức khỏe bé suy yếu, sức đề kháng giảm…) sẽ gây bệnh. Theo đó, khí quản của trẻ sẽ sưng đỏ lên, có dịch nhầy bên trong phổi, bé sẽ ho nhiều và và việc thở gặp khó khăn hơn bình thường.

2.2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ theo khuyến cáo của chuyên gia

Giải đáp bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ từ A-Z

Ho là một trong những dấu hiệu ban đầu khi trẻ mắc viêm phế quản

Khi bị tác nhân gây bệnh viêm phế quản tấn công, trẻ sẽ dần xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Đây là những triệu chứng phổ biến, dễ gặp, bố mẹ có thể quan sát thấy bằng mắt thường:

– Bé sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí có thể kèm theo biểu hiện khò khè, khó thở.

– Bé ho khan hoặc ho có đờm, sau vài ngày các cơn hơn xuất hiện nhiều hơn, nhất là vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm.

– Bé sốt cao trên 38,5 độ C.

– Một số bé còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, đau nhức, ăn ngủ kém, buồn nôn…

3. Các yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp

Ngoài yếu tố thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh, trẻ còn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản do những yếu tố sau:

– Hít phải khói thuốc lá: Dù không hút trực tiếp nhưng khói thuốc lá rất độc hại, trẻ hít phải sẽ không tốt cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc viêm phế quản.

– Hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và tăng nguy cơ mắc viêm phế quản.

– Lứa tuổi: Trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn các bé ở lứa tuổi khác.

– Cơ địa dị ứng, hen suyễn: Do cơ thể nhạy cảm, dễ dị bị các yếu tố gây dị ứng tác động nên trẻ có cơ địa dị ứng, mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn các bé khác.

4. Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ có lây không?

Với tác nhân gây bệnh phổ biến là virus và vi khuẩn thì bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ rất dễ lây lan. Trẻ có thể lây bệnh viêm phế quản cấp trực tiếp qua hai con đường gồm:

– Lây trực tiếp: Trường hợp này xảy ra khi bé ở gần, có tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn từ người bệnh trong lúc đang ho, hắt hơi, nói chuyện…

– Lây gián tiếp: Trường hợp lây nhiễm này có thể xảy ra khi trẻ không hề tiếp xúc gần hay gặp gỡ với người bệnh, thế nhưng trẻ lại tiếp xúc với các bề mặt (bàn ghế, đồ chơi…) có dính giọt bắn của người bệnh.

Do đó, các bố mẹ có con nhỏ cần hết sức lưu ý. Bố mẹ hãy cho con đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ đạc để hạn chế tối đa nguy cơ lây trẻ bị nhiễm bệnh.

5. Cách điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ an toàn, hiệu quả

Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh viêm phế quản, cách tốt nhất là bố mẹ nên cho bé đi khám. Tại các cơ sở y tế uy tín, bé sẽ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và tình trạng mắc bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn tới bố mẹ phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp với thể trạng thực tế của bé.

Giải đáp bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ từ A-Z

>>>>>Xem thêm: Lồng ruột ở trẻ em là gì? cần điều trị như thế nào

Khi trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường về sức khỏe, bố mẹ nên cho bé đi khám sớm

Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bé được điều trị tại nhà bằng thuốc. Bố mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, cho con uống thuốc đúng liều đủ ngày để bệnh chóng khỏi.

Trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định bố mẹ cho bé nhập viện điều trị. Mục đích để bé được bác sĩ chuyên môn hỗ trợ kịp thời, ngăn ngừa tối đa tình trạng nguy kịch gây nguy hiểm tới sức khỏe trẻ có thể xảy ra.

7. Các biện pháp phòng tránh viêm phế quản J20 ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:

– Tạo môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát để ngăn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Dọn dẹp và vệ sinh nơi ở thường xuyên, đảm bảo tay, chân của bé và người chăm sóc luôn được giữ sạch sẽ.

– Hạn chế cho bé ra ngoài nơi công cộng trong thời gian chuyển mùa hoặc tiếp xúc với những người có triệu chứng ho, sổ mũi. Khi bé ra ngoài, hãy đảm bảo cho bé đeo khẩu trang đầy đủ và khi về nhà hãy vệ sinh lại tay, chân cho bé.

– Đảm bảo bé uống đủ nước và bổ sung thêm rau xanh, hoa quả vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bé.

– Đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng. Mục đích nhằm tạo “hàng rào bảo vệ” tốt nhất cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm, mắc bệnh.

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp, giải đáp tới bố mẹ những thông tin cơ bản về bệnh viêm phế quản cấp J20 ở trẻ. Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bé viêm phế quản tại nhà, bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi con. Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường như: tím tái, khó thở, xuất hiện hiện tượng thở co lõm ngực, li bì… bố mẹ hãy đưa bé tới ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ điều trị nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *