Sử dụng nước muối là một cách phổ biến thường được nhiều chị em sử dụng để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều nghi ngại về hiệu quả của phương pháp này. Vậy bị ngứa vùng kín có nên rửa nước muối không, phương pháp nào điều trị ngứa hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ đưa ra giải đáp chi tiết về những thắc mắc này của chị em, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bị ngứa vùng kín có nên rửa nước muối hay không?
1. Các nguyên nhân gây ngứa ở vùng kín
Ngứa ở vùng kín là tình trạng vô cùng phổ biến mà hầu như chị em nào cũng từng mắc phải. Đôi khi tình trạng ngứa ngáy khiến cho chúng ta vô cùng khó chịu, việc gãi mạnh vào vùng bị ngứa sẽ khiến cho lớp da ở vùng nhạy cảm bị tổn thương, tăng khả năng viêm nhiễm.
Ngứa ở “cô bé” là tình trạng vô cùng phổ biến mà hầu như chị em nào cũng từng mắc phải
Tình trạng vùng kín bị ngứa có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, đây có thể là hệ quả của những thói quen sinh hoạt như: Lựa chọn quần lót có kích cỡ quá chật, dung dịch vệ sinh chứa thành phần mẫn cảm, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ…
Bên cạnh đó, ngứa ở “cô bé” cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh viêm nhiễm như:
– Viêm nấm âm đạo với các triệu chứng điển hình như ngứa, khí hư ra màu trắng và lợn cợn, đồng thời có mùi hôi tanh.
– Viêm cổ tử cung ngoài triệu chứng ngứa ở âm đạo, ở người bệnh còn xuất hiện các tình trạng như đau đớn khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt.
– Mụn rộp sinh dục với triệu chứng điển hình là ngứa ở bên trong vùng môi lớn hoặc môi nhỏ ở âm hộ, ngoài ra triệu chứng của bệnh còn là những nốt mụn hoặc u nhú xung quanh âm hộ.
– Rận lông mu với tác nhân gây ra là các loại ký sinh trùng ở khu vực lông mu vùng nhạy cảm của cả nam và nữ, bên cạnh việc gây tổn hại đến bộ phận sinh dục, chúng còn gây ra các triệu chứng ngứa ngáy cho người bệnh. Ngoài ra, một số loại bệnh khác như lang ben hay hắc lào cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng nhạy cảm.
Viêm nấm vùng âm đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa vùng nhạy cảm
2. Giải đáp bị ngứa vùng kín có nên rửa bằng nước muối hay không?
Khi bị ngứa ngáy ở vùng kín, biện pháp khắc phục đầu tiên được nhiều chị em nghĩ tới đó là rửa âm hộ bằng nước muối. Bởi nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Thực tế cũng chứng minh việc sử dụng nước muối rửa vùng nhạy cảm là biện pháp hiệu quả giúp chị em hạn chế triệu chứng ngứa ngáy ở mức độ nhẹ. Không chỉ giúp vùng kín khô thoáng, giảm viêm nhiễm, nước muối còn có tác dụng làm sạch hiệu quả hơn so với nước lã bình thường, giúp chị em phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý ở bộ phận sinh dục.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang Tại Bệnh viện Thu Cúc
Bị ngứa vùng kín có nên rửa nước muối hay không là thắc mắc của nhiều chị em
Tuy nhiên với phương pháp này, chị em cần lưu ý vấn đề sử dụng nước muối như thế nào cho hợp lý. Việc lạm dụng nước muối hoặc tự ý pha nước nước muốn không đúng nồng độ cũng sẽ gây ra tác dụng ngược khiến cho vùng kín tổn thương, thậm chí là thay đổi cả độ pH trong âm đạo.
Chị em nên lưu ý, rửa vùng kín bằng nước muối là một trong số biện pháp hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở vùng kín chứ không phải phương pháp điều trị chính. Tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virut gây ra tình trạng viêm, ngứa ngáy. Khị bị ngứa vùng kín chị chị em nên đi thăm khám ngay để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe cũng như có phương hướng điều trị phù hợp.
3. Những trường hợp nào không nên rửa vùng kín bằng nước muối
Chị em cần lưu ý có một số trường hợp không nên áp dụng biện pháp rửa nước muối bởi sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, đó là:
– Trường hợp mắc bệnh viêm âm đạo, viêm nhiễm tử cung do nhiễm khuẩn Candida gây ra
– Viêm loét âm hộ hoặc viêm âm đạo, khi dùng nước muối sẽ khiến cho tình trạng viêm trở nặng
– Với những tổn thương hở ở vùng nhạy cảm thì nước muối có thể gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến vết thương, lở loét. Đồng thời tạo điều kiện cho virus dễ dàng xâm nhập vào vết thương khiến cho tình trạng bệnh trở nặng hơn.
4. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín bằng nước muối
Trị ngứa vùng kín bằng nước muối là một phương pháp tự nhiên an toàn, tuy nhiên, chị em cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo hiệu quả và tránh tác động không mong muốn:
– Khuyến cáo: Không nên tự pha nước muối tại nhà. Nước muối sinh lý có nồng độ tiêu chuẩn và an toàn hơn muối thô. Tự pha nước muối có thể dẫn đến nồng độ không đúng, gây nguy hiểm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu tự pha nên pha loãng muối đúng tỷ lệ, nước muối quá mặn có thể làm tổn thương vùng kín.
– Thực hiện đúng cách: Ban đầu hãy rửa vùng kín với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Khi rửa vùng kín bằng nước muối, chỉ nên rửa phía bên ngoài một cách nhẹ nhàng, không thụt sâu vào trong,không ngâm vùng kín trong nước muối để tránh tổn thương và nguy cơ nhiễm khuẩn. Cuối cùng rửa vùng kín lại một lần nữa bằng nước sạch và sau đó thấm khô bằng khăn mềm.
– Không nên sử dụng thường xuyên: Nước muối có tác dụng làm sạch vùng kín, nhưng không nên sử dụng quá thường xuyên. Tốt nhất là rửa vùng kín bằng nước muối khoảng 2 lần mỗi tuần để tránh gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Nếu ngứa vùng kín kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, chị em nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
>>>>>Xem thêm: Bệnh phổi bẩm sinh thường gặp cần phải lưu ý
Khi bị ngứa vùng kín chị em nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được chỉ định điều trị thích hợp
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp, chị em đã có lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi bị ngứa vùng kín có nên rửa nước muối hay không. Cần lưu ý rằng bên trước khi sử dụng nước muối hay bất cứ phương pháp nào khác, chị em nên thăm khám và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để có được phương hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, tránh để bệnh trở thành mãn tính dẫn đến khó điều trị về sau.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.