Theo dân gian, khi bị thủy đậu trẻ cần kiêng gió. Vậy, theo khoa học thì bị thủy đậu có kiêng gió quạt không? Cùng Thu Cúc TCI tìm lời giải đáp cho thắc mắc này trong bài viết sau để có thể chăm sóc trẻ bị thủy đậu một cách tốt nhất, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không?
1. Khái quát về bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu
1.1. Đâu là nguyên nhân phát sinh thủy đậu?
Nguyên nhân phát sinh bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu được xác định là virus Varicella-Zoster (viết tắt là VZV), một loại virus không thể được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhân ngay cả khi thủy đậu đã biến mất. Trong hầu hết thời gian tồn tại, virus Varicella-Zoster bất hoạt. Chúng chỉ tái hoạt khi gặp điều kiện thuận lợi, như khi bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc sang chấn tâm lý. Khi đó, bệnh nhân không bị thủy đậu mà bị Zona thần kinh.
Virus Varicella-Zoster là nguyên nhân phát sinh bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu.
1.2. Thủy đậu có thể lây nhiễm qua những phương thức nào?
Thủy đậu có thể lây nhiễm từ người sang người theo một trong hai phương thức: Trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, dù theo phương thức nào, sự lây nhiễm thủy đậu cũng chỉ có thể diễn ra khi có giọt bắn mũi, họng và dịch mụn nước người bị thủy đậu.
– Phương thức thứ nhất, trực tiếp: Người bị thủy đậu nói chuyện, ho, hắt hơi,… giải phóng giọt bắn mũi, họng và dịch mụn nước. Giọt bắn mũi, họng và dịch mụn nước dính trực tiếp lên mắt, mũi, miệng trẻ. Từ đó, virus chứa trong chúng xâm nhập và làm khởi phát thủy đậu ở trẻ.
– Phương thức thứ hai, gián tiếp: Người bị thủy đậu nói chuyện, ho, hắt hơi,… giải phóng giọt bắn mũi, họng và dịch mụn nước. Virus chứa trong chúng phát tán trong không khí, dính lên mắt, mũi, miệng trẻ ở phạm vi 2m xung quanh người bị thủy đậu. Từ đó, virus xâm nhập và làm khởi phát thủy đậu ở trẻ. Nếu trẻ tiếp xúc với đồ đạc dính giọt bắn mũi, họng và dịch mụn nước người bị thủy đậu rồi sờ/chạm tay lên mắt, mũi, miệng; tình trạng tương tự cũng xảy ra.
1.3. Nhận biết thủy đậu ra sao?
Dấu hiệu nhận biết thủy đậu tương đối đa dạng. Chúng có thể phân loại thành hai nhóm là: Dấu hiệu nhận biết không điển hình và dấu hiệu nhận biết điển hình. Trong đó, dấu hiệu không điển hình xuất hiện trước và không thể được sử dụng để nhận biết thủy đậu; còn dấu hiệu điển hình xuất hiện sau và có thể được sử dụng để nhận biết thủy đậu.
– Dấu hiệu không điển hình: Bao gồm các dấu hiệu tương tự nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus khác, như Sốt, đau đầu, đau cơ – xương – khớp, nổi hạch tai, phát ban, mệt mỏi,….
– Dấu hiệu điển hình: Mụn nước mọc trên nền các ban đỏ, tập trung thành cụm trên mặt và trên thân, tay chân. Trong đó, chúng mọc ở mặt trước và mọc ở thân, tay chân sau. Ban đầu, chúng không có màu; sau đó, chúng chuyển màu vàng rồi vỡ dần và đóng vảy. Khi vảy mụn nước bong, nhiều khả năng là da trẻ sẽ có sẹo, màu hồng, lõm hoặc không lõm.
Tìm hiểu thêm: Trẻ nhỏ cắt bao quy đầu bao lâu thì khỏi?
Mụn nước mọc trên nền các ban đỏ là dấu hiệu điển hình của thủy đậu.
1.4. Thủy đậu có biến chứng không?
Thủy đậu có thể biến chứng là thông tin không phải ai cũng biết, vì hầu hết bệnh nhân đều “thoát” bệnh truyền nhiễm cấp tính này mà không gặp hệ lụy gì nghiêm trọng. Thực tế, thủy đậu có nhiều biến chứng, trong đó, nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Một số biến chứng phổ biến của thủy đậu chúng ta có thể kể đến ở đây là:
– Viêm da: Thủy đậu có thể biến chứng đến viêm da nếu mụn nước trên da vỡ và nhiễm trùng
– Viêm tai giữa: Thủy đậu có thể biến chứng đến viêm tai giữa nếu mụn nước tại tai giữa vỡ và nhiễm trùng.
– Viêm thanh quản: Thủy đậu có thể biến chứng đến viêm thanh quản nếu mụn nước tại thanh quản vỡ và nhiễm trùng.
– Viêm phổi: Biến chứng viêm phổi của thủy đậu thường làm trẻ sốt cao, ho nhiều, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,…
– Viêm cầu thận, viêm thận: Biến chứng viêm cầu thận, viêm thận của thủy đậu thường làm trẻ sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…
– Viêm màng não, viêm não, viêm não tủy: Biến chứng viêm màng não, viêm não, viêm não tủy của thủy đậu thường làm trẻ sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, tê liệt, hôn mê,…
1.5. Làm thế nào để điều trị thủy đậu?
Điều trị thủy đậu chỉ là điều trị hỗ trợ; bởi thủy đậu nói riêng, các bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus nói chung không thể điều trị đặc hiệu. Cụ thể, thủy đậu có thể được điều trị hỗ trợ như sau:
– Hạn chế triệu chứng: Bố mẹ có thể sử dụng thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt (bố mẹ không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho trẻ bởi thuốc này có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm nếu trẻ chưa đủ 12 tuổi) và thuốc Antihistamine để giảm ngứa cho trẻ. Những thuốc này bố mẹ phải cho trẻ sử dụng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
– Chăm sóc các vùng mụn nước cẩn thận: Bố mẹ phải vệ sinh sạch sẽ các vùng mụn nước bằng cách lau người hoặc tắm cho trẻ thường xuyên với nước ấm và sản phẩm khử khuẩn. Khi lau người và tắm cho trẻ, bố mẹ phải thao tác nhẹ nhàng, không làm mụn nước vỡ và nhiễm trùng. Cũng để mụn nước không vỡ và nhiễm trùng, bố mẹ phải không cho trẻ gãi chúng.
– Bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Bố mẹ phải cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đủ thời gian.
– Cách ly trẻ với cộng đồng: Bố mẹ phải chủ động cách ly trẻ với cộng động, nhất là với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và người miễn dịch yếu hoặc suy giảm; để tránh lây nhiễm thủy đậu cho những người này.
– Can thiệp y tế: Bố mẹ phải cho trẻ thăm khám và điều trị chuyên sâu với chuyên gia ngay nếu sau 7 – 10 ngày, thủy đậu không thuyên giảm hoặc thủy đậu biến chứng.
Hiện tại, thủy đậu có thể dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin. Bằng việc tiêm một trong hai loại vắc xin thủy đậu sau: Varilrix hoặc Varivax; trên 95% nguy cơ bị thủy đậu ở trẻ sẽ được loại trừ.
2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không?
Thực tế, để điều trị hỗ trợ thủy đậu, giữ gìn vệ sinh cơ thể và không gian sinh hoạt là rất cần thiết. Không gian sinh hoạt của trẻ bị thủy đậu cần thoáng, mát. lưu thông không khí tốt. Chính vì vậy, bố mẹ có thể bật quạt cho trẻ bị thủy đậu. Tuy nhiên, gió có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thủy đậu nếu chúng quá mạnh. Nếu cần bật quạt, hãy để gió ở mức phe phẩy, vừa đủ làm thoáng, mát không khí, bố mẹ nhé!
>>>>>Xem thêm: Bệnh sởi ở trẻ em từ nguyên nhân đến biện pháp điều trị
Bố mẹ có thể bật quạt cho trẻ bị thủy đậu, nhưng nên để gió phe phẩy.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu có kiêng gió quạt không. Để để được giải đáp chi tiết các thắc mắc khác liên quan đến thủy đậu, liên hệ Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.