Khi được chỉ định thực hiện phương pháp hóa trị ung thư dạ dày, không ít bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân còn nhiều câu hỏi và thắc mắc về mục đích, cách thực hiện, cũng như các lưu ý trong suốt quá trình hóa trị liệu giúp giảm tác dụng phụ và điều trị ung thư dạ dày đạt hiệu quả. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc về hóa trị liệu ung thư dạ dày để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách điều trị này để có thể an tâm trong suy nghĩ, chủ động trong việc chuẩn bị thể trạng tốt nhất trước khi thực hiện hóa trị.
Bạn đang đọc: Giải đáp các thắc mắc về hóa trị liệu ung thư dạ dày
1. Giải đáp các câu hỏi về hóa trị ung thư dạ dày
1.1 Khi nào sử dụng hóa trị liệu trong ung thư dạ dày
Đối với bệnh ung thư dạ dày, hóa trị liệu được sử dụng vào những thời điểm khác nhau tùy vào từng tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh, từ đó sẽ xác định được mục đích điều trị:
Hóa trị liệu ung thư dạ dày trước phẫu thuật: Đây được gọi là hóa trị tân bổ trợ nhằm mục đích thu nhỏ khối u, giúp quá trình phẫu thuật diễn ra dễ dàng hơn, người bệnh được bảo tồn các cơ quan, tổ chức liên quan mà không phải cắt bỏ quá nhiều.
Sử dụng hóa trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật: Hay được gọi là hóa chất bổ trợ ung thư dạ dày với mục đích là tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại không thể nhìn thấy, giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Hóa trị ung thư dạ dày được sử dụng để giảm triệu chứng bệnh. Phương pháp này có thể được sử dụng như là phương pháp điều trị chính nếu tổ chức ung thư đã xâm lấn (di căn) tới các bộ phận xa của cơ thể… Hóa trị liệu có thể giúp thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư dạ dày, từ đó có thể làm giảm các triệu chứng, giảm đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1.2 Điều trị ung thư dạ dày bằng hóa chất tiến hành thế nào?
Thuốc hóa chất điều trị ung thư dạ dày có thể được chỉ định đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc tiêm truyền. Thông qua đường uống nghĩa là người bệnh sử dụng thuốc, hóa chất sẽ hấp thu qua dạ dày. Đối với đường tiêm hay truyền tĩnh mạch thì hóa chất sẽ được đưa trực tiếp vào máu.
Để xác định chính xác loại hóa chất, phương thức sử dụng, liệu trình điều trị,… người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu và các chỉ định khác theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, đảm bảo thể trạng tốt, đủ điều kiện thực hiện trước mỗi đợt hóa trị.
Ung thư dạ dày là bệnh lý phổ biến trong số các loại ung thư đường tiêu hóa. Bệnh gây nhiều triệu chứng và nguy hiểm nếu không phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời
1.3 Liệu trình hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư dạ dày kéo dài bao lâu?
Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định hóa trị liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn ung thư dạ dày, vị trí khối u, kích thước khối u, tuổi tác, khả năng đáp ứng điều trị… Hóa trị liệu cũng sẽ gây ra các tác dụng phụ nên việc sử dụng thuốc cũng sẽ điều trị theo chu kỳ ngắt quãng. Nghĩa là bệnh nhân sẽ có một khoảng ngắt quãng để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe trước khi thực hiện đợt truyền hóa chất mới.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Chữa hôi miệng bằng quả cau có hiệu quả không?
Hóa trị liệu được thực hiện theo chu kỳ, với mỗi giai đoạn điều trị sau đó là thời gian nghỉ ngơi để cơ thể bạn có thời gian phục hồi. Mỗi chu kỳ hóa trị liệu thường kéo dài trong vài tuần.
1.4 Các tác dụng phụ trong điều trị ung thư dạ dày bằng hóa chất
Thuốc hóa trị đi vào cơ thể để tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng, có thể ảnh hưởng đến các tế bào lành tính vì thế bệnh nhân ung thư dạ dày cũng có thể bắt gặp các tác dụng phụ khi điều trị bằng hóa chất. Những triệu chứng, tác dụng phụ xảy ra có thể thay đổi và không giống nhau ở tất cả người bệnh mà còn phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng, sức khỏe, khả năng đáp ứng của cơ thể… Một số tác dụng phụ điển hình bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có thể gặp là:
– Buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, loét miệng lưỡi,
– Dễ chảy máu, bầm tím trên cơ thể, rụng tóc, rụng lông
– Các vấn đề tình trạng rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, không tiêu…
– Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy nhược, cảm thấy yếu…
Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng về các tác dụng phụ của hóa chất bởi thông thường các triệu chứng không mong muốn sẽ hết khi kết thúc quá trình điều trị ung thư dạ dày bằng hóa chất. Bệnh nhân cũng không nên âu lo, suy nghĩ rằng tình trạng bệnh của mình đang xấu đi khi nhận thấy cơ thể thay đổi yếu đi, mà cần trao đổi kỹ về các tác dụng phụ này với bác sĩ. Bởi mỗi một loại thuốc hóa trị có tác dụng phụ cụ thể và bác sĩ trực tiếp điều trị của bạn có thể giúp bạn biết những điều có thể xảy ra khi thực hiện điều trị. Điều này sẽ giúp bạn được cung cấp thêm các kiến thức về chế độ ăn uống, sinh hoạt để làm giảm, cải thiện các tác dụng phụ đang diễn ra. Hoặc bạn sẽ được cung cấp thuốc uống để làm giảm những ảnh hưởng gây khó chịu.
2. Những lưu ý khi thực hiện hóa trị ung thư dạ dày
Khi tiến hành thực hiện hóa trị liệu ung thư dạ dày bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những điều cơ bản sau đây:
– Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước khi truyền hóa chất ở tất cả các đợt điều trị.
– Trao đổi đầy đủ với bác sĩ về bệnh nền, bệnh sử, và các loại thuốc đang sử dụng.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp nâng cao thể trạng của người bệnh, giảm tác dụng phụ, cơ thể đủ sức khỏe để có thể tiếp tục truyền hóa chất.
– Theo dõi đầy đủ các tác dụng phụ của hóa trị liệu và thông báo cụ thể, chi tiết nhất cho bác sĩ.
– Người bệnh nên nghỉ ngơi có chế độ sinh hoạt vận động nhẹ nhàng, khoa học để giúp cơ thể khỏe hơn, tinh thần thoải mái…
– Người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân để bệnh nhân có thể tuân thủ và theo sát được phác đồ điều trị của bác sĩ, từ đó sẽ tăng hiệu quả điều trị thoát ung thư dạ dày.
– Đặc biệt lưu ý không tự ý ngừng điều trị bằng hóa chất và chuyển sang các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc nam, thuốc bắc, thuốc lá… Điều này có thể làm người bệnh mất đi thời gian vàng trong điều trị ung thư dạ dày, bệnh thậm chí đã chuyển biến nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới
Tái khám định kỳ cùng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu trực tiếp điều trị cho mình là một bước quan trọng tro
ng việc điều trị ung thư dạ dày
3. Kết luận
Hóa trị ung thư dạ dày là một phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cho người bệnh khi kiên trì và tuân thủ hướng dẫn điều trị. Khi sử dụng hóa chất bác sĩ có thể sẽ kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, điều trị đích… để tăng hiệu quả hơn nữa, tiêu diệt triệt để và toàn diện các tế bào ác tính hiện hữu trong cơ thể cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Vậy nên người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn bệnh viện uy tín, chuẩn bị trước tâm lý, trao đổi rõ ràng với bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình để yên tâm hơn khi điều trị, từ đó đạt được kết quả tích cực nhất có thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.