Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ xuất hiện và thay đổi theo từng giai đoạn mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bố mẹ thông tin chi tiết nhất về triệu chứng xuất hiện trong cả 4 giai đoạn bé mắc thủy đậu. Dựa vào triệu chứng, bố mẹ có thể biết được tình trạng bệnh của con và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Giải đáp các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ
1. Trẻ mắc thủy đậu cần được phát hiện và điều trị kịp thời
Trước khi tìm hiểu triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ, các bố mẹ nên biết được bệnh thủy đậu là gì, bệnh có nguy hiểm không… Qua đó, các bố mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh này.
Bệnh thủy đậu, hay còn được gọi là bệnh trái rạ, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em.
Bệnh thủy đậu xảy ra phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ dễ lây lan, chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc với virus có trong nước bọt, dịch tiết mũi hoặc dịch từ các nốt phỏng vỡ của người mắc bệnh. Bệnh thường có xu hướng bùng phát vào mùa xuân, khi thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của virus.
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ dễ lây lan, chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với virus qua nước bọt, dịch tiết mũi hoặc dịch từ các nốt phỏng vỡ ra của người mắc bệnh. Bệnh dễ bùng thành dịch vào khoảng mùa xuân, thời tiết nồm ẩm rất dễ tạo thuận lợi cho virus gây bệnh thủy đậu sinh sôi và phát triển.
Do đó, trẻ nhỏ, hay kể cả người lớn, khi mắc thủy đậu đều cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Mục đích để bệnh chóng khỏi, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng khôn lường, nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng cho trẻ.
2. Các triệu chứng xuất hiện khi trẻ mắc thủy đậu
Bất kì trẻ nhỏ nào khi mắc thủy đậu đều sẽ phải trải qua 4 giai đoạn, bao gồm: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và phục hồi. Mỗi giai đoạn mắc bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau.
2.1. Triệu chứng thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ thường kéo dài khoảng 10 – 21 ngày, tính từ thời điểm bé tiếp xúc với mầm bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh thủy đậu ở trẻ chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào. Do đó, người lớn dù luôn sát sao bên trẻ cũng rất khó phát hiện ra bé đã mắc thủy đậu.
2.2. Triệu chứng thủy đậu giai đoạn khởi phát
Khởi phát là giai đoạn thứ hai các bé sẽ phải trải qua khi mắc thủy đậu. Khác với giai đoạn ủ bệnh, trẻ bị thủy đậu bước vào giai đoạn khởi phát sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng nhất định:
– Trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn hay thậm chí lên sốt nhẹ.
– Xuất hiện các nốt ban đỏ trên người ở cuối giai đoạn khởi phát.
– Một số trường hợp trẻ còn xuất hiện các triệu chứng khác như nổi hạch sau tai hay viêm họng.
Trẻ mắc thủy đậu giai đoạn khỏi phát sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ trên người
Vì các triệu chứng thủy đậu ở giai đoạn khởi phát vẫn chưa thật điển hình, dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường như cảm cúm nên dẫn đến tâm lý chủ quan của không ít phụ huynh. Điều này dễ khiến các bố thủy đậu ở trẻ là bệnh có diễn tiến khá nhanh, dễ biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.
2.3. Triệu chứng thủy đậu giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn toàn phát, trẻ mắc thủy đậu sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, đặc trưng của bệnh:
– Những nốt ban đỏ sẽ chuyển thành mụn nước với kích thước lớn hơn, chứa đầy dịch, gây cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu;
– Mụn nước dần lan rộng ra toàn bộ cơ thể, thậm chí cả bên trong miệng, mí mắt hay vùng sinh dục.
Tìm hiểu thêm: Người bệnh mắc cúm A có được truyền nước không?
Các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ giai đoạn toàn phát sẽ nhiều hơn, rõ ràng hơn
Lưu ý, trẻ mắc thủy đậu ở giai đoạn toàn phát rất cần được điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận. Vì ở giai đoạn này, nếu bé lỡ gãi vì quá ngứa khiến mụn nước vỡ ra, nguy cơ bội nhiễm là rất cao. Hơn thế, trẻ thậm chí còn dễ gặp phải nhiều biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết.
2.4. Triệu chứng bệnh thủy đậu giai đoạn hồi phục
Hồi phục là giai đoạn cuối cùng của bệnh thủy đậu ở trẻ. Ở giai đoạn này, các nốt mụn nước trên người bé sẽ khô lại, đóng vảy ra sau đó bong tróc da.
Nếu được chăm sóc tốt, bệnh của bé sẽ hết bệnh và khỏe lại chỉ trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm có tốt, các nốt mụn thủy đậu trên cơ thể bé có thể để lại sẹo rất khó mờ đi về sau.
3. Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu chóng khỏi, sớm hồi phục
Khi nhà có trẻ mắc thủy đậu, bố mẹ cần tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức chăm sóc đúng đắn, khoa học để giúp con chóng khỏi bệnh. Một trong những cách đơn giản nhất là bố mẹ bám sát vào các triệu chứng trong từng giai đoạn trẻ mắc bệnh để có cách chăm sóc con phù hợp.
Ở giai đoạn khởi phát, khi thấy bé phát hiện các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, ho và lên sốt, các bố mẹ không nên chủ quan mà hãy cho bé đi khám ngay để xác định tình trạng bệnh. Trường hợp kết quả cho thấy bé đã mắc thủy đậu, bố mẹ cần trang bị cho mình thêm kiến thức về bệnh lý này và điều chỉnh cách chăm sóc con cho phù hợp.
Bố mẹ hãy đảm bảo cung cấp cho bé các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồ ăn cho bé nên được chế biến dạng mềm, lỏng, chia nhỏ thành nhiều bữa để bé dễ hấp thu hơn. Bố mẹ cũng có thể cho bé uống thêm nước hoa quả để bù nước, bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng cho bé chóng khỏi bệnh.
>>>>>Xem thêm: Kiết lỵ ở trẻ nhỏ và những điều cần biết
Bé xuất hiện các triệu chứng nghi mắc thủy đậu nên được đi khám để được xác định bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thờ
Ở giai đoạn khởi phát và toàn phát, các nốt ban đỏ xuất hiện và dần chuyển thành mụn nước gây cảm giác cực khó chịu. Bé rất dễ nảy sinh hành động gãi, có thể gây nhiễm trùng da và nhiều hậu quả khôn lường. Do đó, mẹ cần chú ý chăm sóc con nhiều hơn:
– Bé cần được cách ly và điều trị tại nhà khỏi hẳn, tuyệt đối không đi học hay ra ngoài để làm lây lan bệnh;
– Bố mẹ vệ sinh hằng ngày cho bé bằng nước ấm, cho con dùng riêng các vật dụng cá nhân như: bát, thìa, cốc, khăn mặt…
– Bố mẹ vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9 %;
– Bố mẹ hãy cắt móng tay cho trẻ phòng trường hợp bé gãi làm trầy xước các nốt mụn nước;
– Dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên các nốt mụn nước đã vỡ để hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
Ở giai đoạn hồi phục, bố mẹ vẫn cần chăm sóc, vệ sinh cho con thật tốt, để các nốt mụn nước đã khô lại của trẻ bong vảy tự nhiên, không xảy ra nhiễm trùng dẫn tới để lại sẹo.
Trên đây, bài viết đã giải đáp các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ. Hi vọng bài viết đã mang tới cho các bố mẹ nhiều thông tin hữu ích.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.