Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến, đặc biệt xuất hiện nhiều ở người trung niên. Nếu không được cải thiện sớm, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ tử vong, đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan tới cách chữa mất ngủ cho người trung niên để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Bạn đang đọc: Giải đáp cách chữa mất ngủ cho người trung niên
1. Chứng mất ngủ ở người trung niên xảy ra như thế nào?
Các triệu chứng mất ngủ ở người trung niên diễn ra khá đa dạng, tùy thuộc vào từng đối tượng mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh thường gặp phải những triệu chứng sau:
– Khó đi vào giấc ngủ ban đêm, trằn trọc, thao thức, cố gắng nhắm mắt nhưng vẫn không thể ngủ được.
– Thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc.
– Dậy từ rất sớm, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy.
– Có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung.
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống, sụt cân.
2. Tại sao lại xuất hiện chứng mất ngủ ở người trung niên?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết những người ở độ tuổi trung niên thường rất khó để duy trì một giấc ngủ kéo dài từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và khách quan, phổ biến nhất là do:
2.1 Tuổi tác
Thời gian ngủ của một người sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi tác trong cuộc đời. Khi bước vào độ tuổi trung niên, chu kỳ giấc ngủ thường có xu hướng ngắn đi. Ngoài ra, người trung niên cũng thường khó chìm vào giấc ngủ, dễ bị đánh thức bởi các kích thích từ bên trong lẫn bên ngoài nhiều hơn so với người trẻ tuổi.
2.2 Áp lực tinh thần
Những áp lực từ công việc, gánh nặng trong cuộc sống, bận tâm chuyện gia đình, con cái… đều khiến những người ở độ tuổi trung niên phải suy nghĩ nhiều và dẫn đến căng thẳng thần kinh. Từ đó người bệnh thường xuyên gặp phải các vấn đề về giấc ngủ, điển hình là tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
2.3 Ảnh hưởng từ bệnh lý
Các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp… thường gây ra các triệu chứng khó chịu, dai dẳng vào ban đêm khiến người trung tuổi rất khó để đi vào giấc ngủ hay ngủ không ngon giấc.
2.4 Thay đổi nội tiết tố
Theo các chuyên gia, sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể khi bước vào độ tuổi trung niên cũng là nguyên nhân gây mất ngủ ở nam giới và nữ giới.
– Nữ giới: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng có nguy cơ suy yếu, khiến các hormone estrogen, progesterone và testosterone bị mất cân bằng. Đây đều là những tác nhân gây ra các rối loạn về tinh thần và giấc ngủ ở nữ giới.
– Nam giới: Khi bước vào thời kỳ mãn dục, nồng độ testosterone trong máu ở nam giới thường xuống dưới mức bình thường. Điều này có thể khiến các cơ quan trong cơ thể suy giảm chức năng hoạt động, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý, đồng thời gián tiếp gây nên các triệu chứng mất ngủ ở tuổi trung niên.
2.5 Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cùng với việc ăn uống không điều độ như: ngủ trưa quá lâu, sử dụng các chất kích thích (trà, rượu bia, cà phê, thuốc lá…), ăn quá no, uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi ngủ… là một trong những vấn đề có thể khiến người trung niên bị khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm.
2.6 Ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh
Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, một số yếu tố từ bên ngoài cũng có khả năng ảnh hưởng tới giấc ngủ của người trung niên như:
– Phòng ngủ quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn từ các khu vực xung quanh.
– Không gian ngủ bí bách, chật hẹp, không thoải mái.
– Nhiệt độ phòng ngủ không ổn định, quá lạnh hoặc quá nóng khiến nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng và làm gián đoạn giấc ngủ.
– Ngủ sai tư thế gây đau, mỏi cơ và khiến người bệnh tỉnh giấc.
3. Một số phương pháp chữa mất ngủ ở người trung niên
Chứng mất ngủ ở người trung niên có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe. Do đó, việc điều trị mất ngủ từ sớm là điều rất cần thiết và quan trọng để vừa nâng cao sức khỏe, vừa giải tỏa tinh thần.
Hiện nay, mất ngủ ở tuổi trung niên thường được điều trị bằng một số phương pháp sau:
3.1 Tập thể dục
Các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ hay bơi lội có thể giúp thư giãn đầu óc, kích thích tuần hoàn máu não. Điều này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ nhanh hơn, sâu giấc hơn và giảm số lần thức giấc trong đêm. Nên thực hiện các bài tập này trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
Tìm hiểu thêm: Tắc nghẽn mạch máu não: Đột quỵ chực chờ
3.2 Ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mà còn đảm bảo năng lượng hoạt động, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, chẳng hạn như cà phê, trà, rượu, bia hay đồ uống có chứa caffeine khác.
3.3 Ngủ trưa ngắn là một trong những cách chữa mất ngủ cho người trung niên
Ngủ trưa quá lâu có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Do đó, người trung niên bị mất ngủ không nên ngủ trưa quá lâu, tốt nhất là nên đặt báo thức để giới hạn giấc ngủ trưa. Một giấc ngủ ngắn từ 15 – 30 phút sẽ giúp đầu óc được tỉnh táo hơn mà vẫn đảm bảo giấc ngủ ban đêm.
3.4 Bổ sung nội tiết tố
Độ tuổi trung niên chính là giai đoạn suy giảm nội tiết tố bên trong cơ thể và gây mất ngủ. Vì vậy, việc bổ sung nội tiết tố chính là một trong những cách chữa mất ngủ cho người ở tuổi trung niên.
– Đối với nam giới, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu testosterone có trong cá hồi, cá ngừ, hàu, rau bắp cải…
– Đối với phụ nữ, nên tăng cường các thực phẩm giàu estrogen, chẳng hạn như thực phẩm và chế phẩm từ đậu nành, hạt lạnh, tỏi, khoai lang tím, quả anh đào…
Ngoài các loại thực phẩm trên, người bệnh cũng có thể bổ sung nội tiết tố qua các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ và tốt cho giấc ngủ ở người trung niên.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo bệnh tai biến gia tăng vào mùa lạnh
3.5 Dùng thuốc là cách chữa mất ngủ cho người trung niên
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được sử dụng điều trị mất ngủ cho người trung niên. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như: Mirtazapine, Zolpidem, Phenobarbital… đều có tác dụng kích thích giấc ngủ, giúp ngủ sâu hơn, vào giấc nhanh hơn, không bị thức giấc giữa đêm.
Khi sử dụng thuốc chữa mất ngủ, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hay tự ý kết hợp thuốc vì có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là một số cách chữa mất ngủ cho người trung niên mà người bệnh có thể tham khảo. Ngoài ra, để phòng ngừa và đánh giá các nguyên nhân do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra chứng mất ngủ, người bệnh cần thực hiện thăm khám Nội thần kinh nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho sức khỏe.