Nhiều trường hợp viêm amidan xảy ra nhiều lần/năm, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh và có chỉ định cắt. Cắt amidan chi phí bao nhiêu là vấn đề nhiều người thắc mắc. Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Cắt amidan chi phí bao nhiêu tiền?
Trước khi giải đáp cụ thể về chi phí cắt amidan, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khi nào thì có chỉ định cắt và các phương pháp cắt amidan hiện nay nhé.
1.Viêm amidan là gì? Khi nào cần cắt amidan?
Trước hết phải hiểu rằng, amidan chính là 2 hạch bạch huyết nằm tại 2 bên cổ họng của chúng ta, với vai trò bảo vệ cơ quan hô hấp dưới, ngăn ngừa nhiễm trùng. Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng amidan gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Viêm amidan phổ biến nhất ở trẻ từ 3 – 12 tuổi.
Minh hoạ về họng bình thường và viêm amidan.
Bác sĩ thường chỉ định cắt amidan khi:
– Người bệnh gặp chứng ngưng thở khi ngủ thường xuyên hoặc ngủ ngáy làm gián đoạn giấc ngủ.
– Viêm amidan tái phát nhiều lần do viêm họng hạt hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
– Viêm amidan cấp tính tái nhiễm nhiều lần trong năm (khoảng từ 5-6 lần/năm) hoặc đã có các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, thấp tim, viêm khớp…
– Amidan phì đại, gây ảnh hưởng và cản trở tới quá trình ăn uống của bệnh nhân, bệnh nhân khó thở, hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, gây hôi miệng, đau họng…
– Viêm amidan mạn tính trong thời gian dài, đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả
– Bệnh nhân gặp biến chứng áp xe quanh amidan phải nhập viện điều trị
– Khi bác sĩ phát hiện khối u ác tính ở amidan của bệnh nhân
Việc cắt amidan thường phổ biến hơn ở trẻ em dưới 18 tuổi vì trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu hơn, khiến trẻ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn.
2.Các phương pháp cắt amidan hiện nay
Để giải đáp cắt amidan chi phí bao nhiêu thì nhất định bạn phải biết các phương pháp cắt amidan, bởi mỗi phương pháp sẽ có mức chi phí khác nhau.
Hiện nay, 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là:
2.1 Cắt amidan bằng dao điện
Ở phương pháp này, dao điện được nối liền với nguồn điện có điện năng vừa phải nhằm loại bỏ khối amidan. Phương pháp này có thể hạn chế nguy cơ chảy máu, do vậy người bệnh có thể chảy máu ít trong và sau mổ nhưng thường gây ra tổn thương sâu và để lại sẹo. Đánh giá chung là phương pháp này khá an toàn, nhưng hiện nay có nhiều phương pháp mới, hiện đại và ưu việt hơn.
Thời gian phẫu thuật: Khoảng 45 – 60 phút.
2.2 Cắt amidan bằng dao Coblator (Plasma)
Đây là kỹ thuật cắt amidan sử dụng dao plasma hay còn gọi là Coblator. Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng điện từ có tần số cao, tạo ra một đám mây dẫn điện bao quanh thiết bị cắt, giúp cắt và phá huỷ tổ chức viêm nhiễm ở amidan với nhiệt độ tương đối thấp, từ 60 – 70 độ C. Quá trình cắt có sự hỗ trợ của đầu dò đa chức năng, giúp ca phẫu thuật tiến hành một cách chính xác và nhanh chóng, hạn chế tối đa tổn thương và giảm nguy cơ biến chứng.
Với phương pháp này, thời gian phẫu thuật rút ngắn xuống còn 30 – 45 phút. Bệnh nhân ít bị chảy máu hơn phương pháp trên, ít bị đau sau mổ. Bệnh nhân thường lưu viện 1 ngày.
2.3 Cắt amidan bằng phương pháp Plasma Plus hiện đại (bác sĩ khuyên dùng)
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về chi phí gắp xương cá và các yếu tố tác động
Cắt amidan bằng Plasma Plus là lựa chọn phù hợp cho trẻ em bởi phương pháp này hầu như không gây chảy máu, ít đau, trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Phương pháp này là cải tiến của phương pháp Plasma cũ, tuy nhiên nó sở hữu thêm nhiều ưu điểm vượt trội:
– Bổ sung thêm chức năng hàn mạch, giúp hàn gắn những mạch máu nhỏ li ti, tới dưới 1mm trong quá trình mổ, ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ chảy máu. Do đó, bệnh nhân hầu như không đau, không chảy máu. Nhờ đó thời gian phục hồi rút ngắn đáng kể;
– Phương pháp này hầu như không gây tổn thương cho các mô xung quanh, quá trình cắt và nạo rất nhanh và triệt để, hạn chế lượng thuốc mê sử dụng.
– Dao mổ cao cấp do Mỹ sản xuất, lưỡi dao chỉ dùng 1 lần và tự huỷ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
– Thời gian phẫu thuật chỉ khoảng 30 phút. Bệnh nhân xuất viện sau 24h, sức khỏe ít bị ảnh hưởng, có thể trở lại sinh hoạt học tập sớm.
Với những ưu điểm trên, Plasma Plus là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng cho tất cả bệnh nhân, từ trẻ em tới người lớn.
3. Giải đáp: Cắt amidan chi phí bao nhiêu?
Chi phí cắt amidan sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Bệnh viện bạn lựa chọn để cắt amidan là bệnh viện công lập hay tư nhân. Chi phí cắt amidan tại bệnh viện công lập thường sẽ thấp hơn tư nhân. Theo khảo sát, cắt amidan tại bệnh viện công lập thường có chi phí khoảng 3 – 5 triệu đồng. Giá cắt amidan tại bệnh viện tư nhân sẽ vào khoảng từ 7 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên, bệnh viện công lập thường có nhược điểm là đông đúc, do vậy nhiều người mong muốn chọn bệnh viện tư nhân để được hưởng dịch vụ tốt hơn.
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới chi phí dịch vụ như: đội ngũ bác sĩ phẫu thuật ở mỗi cơ sở có tên tuổi không, cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc…
– Phương pháp cắt amidan mà bạn lựa chọn là phương pháp nào. Cắt amidan bằng Plasma Plus sẽ có chi phí cao hơn Coblator hoặc dao điện. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp hiện đại và tốt hiện nay, đồng thời sức khoẻ của bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau tai và những lưu ý không nên chủ quan
Cắt amidan chi phí bao nhiêu phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Cắt amidan bằng phương pháp Plasma Plus sẽ có chi phí cao hơn.
– Bạn có bảo hiểm y tế hay bảo hiểm bảo lãnh hay không? Vì bảo hiểm sẽ chi trả khá nhiều cho dịch vụ này.
Tại Bệnh viện Thu Cúc, chuyên khoa Tai mũi họng đang thực hiện cả 3 phương pháp cắt amidan bằng dao điện, Coblator và Plasma Plus. Chi phí dịch vụ khoảng từ 12 – 19 triệu đồng (tuỳ thuộc vào từng phương pháp và mức độ bệnh). Chi phí trên chưa bao gồm chi phí xét nghiệm trước mổ (khoảng 1,2 – 1,5 triệu đồng) cũng như chi phí giường bệnh, ăn uống, phát sinh thuốc men…
Lưu ý: Chi phí này chỉ có giá trị tại thời điểm hiện tại của bài viết. Giá dịch vụ có thể thay đổi theo điều chỉnh của Bộ Y tế. Để biết chính xác cắt amidan chi phí bao nhiêu, bạn đọc hãy liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn chính xác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.