Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không là câu hỏi mà không ít người băn khoăn trước khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những giải đáp chính xác nhất về những băn khoăn với phẫu thuật cắt amidan.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

1. Amidan và chức năng bảo vệ của nó

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không là điều mà nhiều người thắc mắc

Amidan được biết đến là một trong bốn tổ chức lympho vùng hầu họng có vai trò bảo vệ ở cửa ngõ của cơ thể. Khi có các nhân gây hại xâm nhập cơ thể, tiếp xúc với một trong bốn tổ chức lympho, trong đó có amidan sẽ bị bắt giữ và tiêu diệt.

Với amidan, chức năng này được thể hiện rất rõ trong những năm đầu đời, đặc biệt là ở độ tuổi dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, từ sau 10 tuổi, tổ chức amidan có dấu hiệu ngừng phát triển và teo dần trong hai hốc amidan ở hai bên nhưng không biến mất hoàn toàn. Chức năng bảo vệ từ đó cũng bị giảm đi rất nhiều.

Mặc dù là một phần của hệ thống miễn dịch toàn cơ thể, tuy nhiên do tiếp xúc trực tiếp với các vi rút, tác nhân gây bệnh nên khi quá tải, amidan có thể bị chính những vi khuẩn, tác nhân này tấn công ngược trở lại gây nên tình trạng viêm amidan. Khi viêm amidan bị tái phát quá nhiều lần và có dấu hiệu quá phát, nhiễm trùng lan rộng, bác sĩ thường sẽ chỉ định cắt bỏ. Chính bởi lo lắng khi amidan bị mất đi sẽ không còn bộ phận đảm nhiệm bảo vệ vùng cửa họng cũng như vị trí của amidan rất nhạy cảm khiến nhiều người lo lắng về những ảnh hưởng sau khi cắt bỏ amidan.

2. Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Sau phẫu thuật cắt amidan, ít nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với cơ thể. Tuy nhiên chớ vội lo lắng, hãy tìm hiểu chi tiết xem những ảnh hưởng này thực sự là gì nhé!

 

Tìm hiểu thêm: Sưng amidan nhưng không đau có nguy hại gì không?

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt amidan

2.1. Những tác dụng phụ thường gặp sau quá trình cắt amidan

Cảm giác hơi đau hoặc khó chịu sau phẫu thuật là các ảnh hưởng thường gặp sau khi cắt amidan. Cảm giác này là điều dễ hiểu trong quá trình phục hồi hậu phẫu. Các cơn đau sẽ nhanh chóng mất đi theo thời gian và biến mất hẳn khi vết thương cắt amidan được phục hồi hoàn toàn.

Bên cạnh những cơn đau, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như vòm miệng và lưỡi bị sưng. Cần theo dõi nghiêm ngặt tình trạng sưng viêm này để không ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể.

Ngoài ra, nếu sau phẫu thuật cắt amidan, bạn gặp phải một trong các tính trạng sau cần nhanh chóng trở lại cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra:

– Chảy máu không cầm tại các vết cắt amidan

– Tình trạng đau đầu, buồn nôn và đau nhức vùng cơ bắp

– Có tình trạng sốt cao, mất nước, khó thở,…

Mặc dù có thể có những ảnh hưởng không tốt nhưng với những người mắc bệnh viêm amidan quá trầm trọng nhưng xét trong một thời gian dài phẫu thuật cắt amidan sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn cho người bệnh viêm amidan quá phát.

2.2. Cắt amidan có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch toàn cơ thể?

Cắt amidan có ảnh hưởng tới miễn dịch toàn cơ thể không? Câu trả lời tất nhiên là có nhưng hoàn toàn không đáng kể. Trên cơ thể chúng ta, hệ thống 4 tổ chức lympho vùng hầu họng, trong đó có amidan chỉ là 4 trong rất nhiều các cơ quan lympho khác trong cơ thể. Ngoài ra, hệ thống hạch bạch huyết có trong rất nhiều vị trí tại cơ thể cũng tham gia vào hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế, đối với một amidan đang bị viêm nhiễm thì gần như việc cắt amidan không gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nào đối với toàn cơ thể.

2.3. Cắt amidan xong giọng nói có bị thay đổi không?

Nhiều người nghĩ rằng cắt amidan có thể gây câm vĩnh viễn. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi lẽ amidan nằm ở họng và hoàn toàn cách xa dây thanh quản. Ngược lại, tình trạng viêm amidan có thể gây nên tình trạng khò khè, khó thở, amidan sưng nề có thể choán hết vùng cửa họng, là nguyên nhân của tình trạng ngưng thở khi ngủ, các cơn ngủ ngáy về đêm. Amidan quá phát có thể gây viêm lan sang dây thanh quản khiến cho giọng nói bị khàn. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt amidan và điều trị, giọng nói trở lại bình thường, chứng ngủ ngáy được cải thiện rõ rệt.

2.4. Cắt amidan có những mặt tích cực nào?

Giải đáp: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh amidan bị cắt bỏ thông qua phẫu thuật

Như đã đề cập bên trên, cắt amidan là giải pháp cuối cùng được đề xuất đối với các bệnh nhân bị viêm amidan quá phát. Thông thường, đối với tình trạng bệnh lý viêm amidan mức độ nhẹ, bác sĩ luôn ưu tiên phương pháp điều trị nội khoa để bảo tồn chức năng của amidan. Song, khi viêm amidan quá nặng và tái phát rất nhiều lần trong năm; đánh giá trình trạng viêm quá phát gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm như ngưng thở khi ngủ; viêm amidan có nhiều hốc mủ, có tình trạng viêm áp xe xung quanh,… tiên lượng biến chứng xấu, amidan đã mất chức năng bảo vệ thì việc cắt bỏ amidan không những không gây hại mà còn là giải pháp giúp ngăn chặn các nguy cơ đối với sức khỏe.

Chính bởi vậy, để không phải cắt bỏ amidan, lời khuyên cho bạn là hãy điều trị dứt điểm và đúng cách theo phác đồ y khoa chuẩn của bác sĩ chuyên khoa ngay từ các đợt viêm amidan cấp, tránh để viêm amidan tiến triển mạn tính. Trong trường hợp cần phải cắt bỏ, hãy theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, khi thăm khám và điều trị cần phải phẫu thuật loại bỏ amidan, hãy tìm đến các chuyên khoa tai mũi họng tại các bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện. Bởi phẫu thuật amidan tuy hiện nay đã có công nghệ Plasma Plus và những thiết bị hỗ trợ hiện đại, nhưng nếu quá trình thực hiện không cắt bỏ hoàn toàn, hoặc không đảm bảo yếu tố vô khuẩn có thể phẫu thuật sót amidan và tiếp tục gây viêm, hoặc tình trạng nhiễm trùng tại vị trí mổ sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời.

Như vậy là với những thông tin nêu trên, hi vọng bạn đã tìm ra câu trả lời cắt amidan có ảnh hưởng gì không. Hãy là người thông thái khi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *