Giải đáp câu hỏi: Cắt Amidan có nguy hiểm không?

Cắt Amidan là một phương pháp hiệu quả được thực hiện để điều trị tình trạng viêm Amidan. Tuy nhiên Amidan có thể cắt khi nào? Cắt Amidan có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp cho bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp câu hỏi: Cắt Amidan có nguy hiểm không?

1. Thông tin về viêm Amidan

1.1 Viêm Amidan là như thế nào?

Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể, nằm ở 2 bên thành họng và sản xuất ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi amidan không thể chống cự một lượng lớn tác nhân gây hại ồ ạt tấn công, hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra.

1.2 Phân loại viêm Amidan

Viêm Amidan được chia làm 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Mỗi tình trạng lại có phương pháp điều trị khác nhau. Nếu như viêm Amidan cấp tính thường được chỉ định thực hiện bằng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng thì viêm Amidan mạn tính sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt Amidan để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm.

Giải đáp câu hỏi: Cắt Amidan có nguy hiểm không?

Để chẩn đoán tình trạng viêm Amidan, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, thực hiện một số xét nghiệm, nội soi và chẩn đoán hình ảnh

2. Cắt Amidan được thực hiện khi nào?

Không phải người bệnh nào bị viêm Amidan cũng đều điều trị bằng cách cắt Amidan. Chỉ định phẫu thuật Amidan được đưa ra trong các trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị tái nhiễm 5 – 6 lần/năm và viêm Amidan gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

– Amidan có kích thước to, gây nên cản trở trong ăn uống cũng như đường hô hấp của người bệnh.

– Amidan có chứa nhiều ngóc ngách, hốc mủ bã đậu chứa các chất gây hôi miệng.

3. Cắt Amidan có nguy hiểm không?

Cắt Amidan được đánh giá không phải là phẫu thuật phức tạp. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hay không đảm bảo yếu tố vô trùng thì có nguy cơ xảy ra tình trạng biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như: ngất do gây mê, nhiễm khuẩn, chảy máu nhiều…và thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố để được phẫu thuật cắt Amidan an toàn như: Cơ sở y tế thực hiện, tay nghề của đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị được sử dụng hay phương pháp cắt Amidan được sử dụng.

4. Phương pháp cắt Amidan

Hiện nay có rất nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau như dao Laser, phương pháp Sluder, dao Coblator, bóc tách và thòng lọng hay Plasma Plus. Trong đó, phương pháp Plasma Plus tân tiến nhất được sử dụng phổ biến ở các cơ sở y khoa uy tín hàng đầu hiện nay. Phương pháp Plasma Plus có nhiều điểm nổi bật như:

Tìm hiểu thêm: Nhận biết các triệu chứng polyp mũi

Giải đáp câu hỏi: Cắt Amidan có nguy hiểm không?

Tại các cơ sở y tế uy tín, trước khi thực hiện cắt Amidan bằng dao Plasma, người bệnh được gây mê an toàn với phương pháp gây mê nội khí quản

– Có khả năng hàn gắn được những mạch máu dưới 1mm, giúp ngăn chặn khả năng chảy máu khi ca phẫu thuật đang diễn ra.

– Dao plasma của công nghệ này có thiết diện mỏng và uốn cong dễ dàng. Điều này giúp bác sĩ có thể nhanh chóng loại bỏ được ổ viêm và không gây tổn thương hay tác động đến những mô xung quanh.

– Lưỡi dao Plasma chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất trong ca mổ và sẽ bị huỷ sau khi ca mổ kết thúc.

– Thời gian phẫu thuật chỉ diễn ra nhanh chóng trong khoảng 30 – 45 phút.

– Thời gian lưu viện ngắn trong vòng 24h, người bệnh có thể xuất viện ngay khi bác sĩ kiểm tra và không thấy có bất thường gì.

– Sau khi xuất viện, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại với công việc bình thường.

5. Sau khi cắt Amidan, người bệnh phải kiêng gì?

Sau khi cắt Amidan, để đạt được kết quả tốt thì người bệnh cần phải kiêng cữ phù hợp như:

– Kiêng súc họng hay xì mũi mạnh để tránh tác động vào vết thương.

– Không vận động mạnh trong 1 – 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật, sau khoảng 3 – 4 ngày thì nên tránh các bài vận động mạnh.

– Trong khoảng 2 tuần, không được hò hét hay nói quá to, hạn chế nói chuyện.

– Tránh việc đi lại bằng máy bay hay đi qua những cung đường gồ ghề, có nhiều ổ gà.

– Kiêng ăn những đồ ăn cứng, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, có góc cạnh, đồ rượu bia, chất kích thích. Ăn những đồ ăn lỏng, mềm và dễ nuốt sẽ tránh tổn thương cho vết mổ.

– Tắm rửa bằng nước ấm, tránh ở dưới ánh nắng mặt hay ở môi trường khô hanh khiến họng bị khô và kích thích.

– Uống thuốc theo đúng đơn đã được bác sĩ kê và tái khám theo lịch.

Giải đáp câu hỏi: Cắt Amidan có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tổng quan về phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich

Chế độ chăm sóc tốt sau phẫu thuật theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp sức khoẻ của người bệnh được phục hồi tốt hơn

Bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc “cắt amidan có nguy hiểm không”. Nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn về bệnh lý này, bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *