Ung thư phổi di căn là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư phổi. Lúc này các tế bào ác tính không chỉ phát triển mạnh mẽ ở phổi mà còn ở các cơ quan khác ngoài phổi với diễn biến triệu chứng phức tạp.
Bạn đang đọc: Giải đáp câu hỏi thường gặp về ung thư phổi di căn
1. Ung thư phổi di căn phát triển thế nào?
Hầu hết các tế bào đều có vòng đời giới hạn. Khi chúng chết, những tế bào mới sẽ hình thành. Tuy nhiên ung thư phổi phát triển khi các tế bào trong phổi tiếp tục nhân lên mà không chết. Từ đó tạo thành một khối u.
Khi khối u phát triển sẽ cần nhiều không gian hơn, theo đó sẽ bắt đầu lan sang các khu vực khác. Tại thời điểm này ung thư phổi trở nên di căn.
Các tế bào ung thư lây lan theo hai cách là xâm nhập vào mô lân cận hoặc tách ra khỏi khối u và di chuyển qua mạch máu hoặc hệ bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư phổi có thể được phân loại là di căn khi chẩn đoán ban đầu hoặc muộn hơn sau khi điều trị. Ung thư phổi cũng giống như bất kỳ loại ung thư nào khác, thường không lây lan ngay lập tức. Mà quá trình di căn thường tiến triển dần dần, các triệu chứng cũng xảy ra thường xuyên khi các khối u trở nên đủ lớn để ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Ung thư phổi di căn thường ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, tùy thuộc vào mức độ phát triển và lan rộng của tế bào ung thư.
Ung thư phổi NSCLC tiến triển qua nhiều giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn càng sớm điều trị ung thư phổi càng dễ dàng hơn
2. Ung thư phổi giai đoạn cuối di căn đến những đâu?
Khi các tế bào ung thư tích tụ trong phổi, chúng có thể từ từ xâm lấn các mô khỏe mạnh xung quanh. Ở hầu hết các trường hợp, đầu tiên tế bào ác tính tại phổi sẽ lan sang các phần khác của phổi. Đây được gọi là di căn cục bộ. Tuy nhiên, nếu các tế bào ung thư phổi xâm lấn các hạch bạch huyết, chúng có thể di chuyển qua hệ thống bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, cuối cùng hình thành các khối u thứ cấp ở các cơ quan khác như xương, não, gan, tuyến thượng thận… Đây được gọi là di căn xa.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu ung thư dạ dày mà bạn không nên bỏ qua
Hình ảnh minh họa ung thư phổi giai đoạn cuối, xâm lấn đến các cơ quan ngoài phổi
3. Các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn di căn
3.1 Triệu chứng tại chỗ
Khi ung thư phổi di căn hoặc lây lan, nó có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Ban đầu, các triệu chứng tập trung ở phần trên của ngực, những triệu chứng này bao gồm:
– Hụt hơi
– Ho mãn tính
– Đau ngực
3.2 Triệu chứng tại các cơ quan ung thư phổi lan đến
Tuy nhiên, nếu ung thư tiếp tục lan sang các bộ phận khác của cơ thể, các triệu chứng có thể trở nên phức tạp và xuất hiện rộng ở nhiều vị trí hơn. Trong những trường hợp này, các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo nơi ung thư đã lan đến.
– Ung thư phổi di căn lên não có thể tạo ra áp lực bên trong hộp sọ, có khả năng dẫn đến đau đầu, co giật, mờ mắt, và các vấn đề về trí nhớ, thăng bằng.
– Di căn xương có thể gây ra các cơn đau mạn tính ở xương bị ảnh hưởng, đồng thời khiến xương dễ bị gãy hơn.
– Ung thư phổi khi di căn gan có thể gây ra các triệu chứng vàng da, sưng bụng… do chức năng gan trở nên kém hoạt động.
– Ngoài các triệu chứng cụ thể tại chỗ, ung thư phổi giai đoạn cuối có thể gây ra các triệu chứng tổng quát như mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nhanh…
4. Ung thư phổi giai đoạn cuối được điều trị thế nào?
Điều trị ung thư phổi di căn, hoặc ung thư phổi đã lan ra ngoài phổi đến một vùng khác của cơ thể, sẽ khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc điều trị, chẳng hạn như tuổi của bệnh nhân, sức khỏe tổng thể và ung thư đã di chuyển đến bộ phận nào của cơ thể. Nhìn chung, các kế hoạch điều trị tập trung vào việc làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và giảm các triệu chứng của bệnh nhân để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
>>>>>Xem thêm: [Chia sẻ] Đi Singapore chữa bệnh ung thư có phải là lựa chọn tốt nhất?
Trực tiếp điều trị ung thư phổi cho bệnh nhân tại TCI là TS. BS Lim Hong Liang – Chuyên gia ung bướu Singapore 40 năm kinh nghiệm
4.1 Hóa trị ung thư phổi giai đoạn di căn
Hóa trị là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn di căn. Thuốc hóa trị được sử dụng để giúp thu nhỏ và kiểm soát sự phát triển của ung thư bằng cách lưu thông khắp cơ thể thông qua đường tĩnh mạch, hoặc đường uống. Hóa trị liệu đôi khi được kết hợp sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật và liệu pháp nhắm mục tiêu để gia tăng hiệu quả tiêu diệt ung thư.
4.2 Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị ung thư phổi sử dụng các loại thuốc tìm và gắn vào các chất cụ thể (chẳng hạn như protein) trên bề mặt tế bào ung thư hoặc bên trong tế bào ung thư. Những chất này giúp gửi tín hiệu báo cho các tế bào phát triển hoặc phân chia. Các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu ngăn chặn các chất này hoặc làm chậm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm mục tiêu cũng thường được sử dụng cùng với hóa trị để tăng hiệu quả trong việc ngăn chặn sự nhân rộng của tế bào ung thư phổi.
4.3 Liệu pháp miễn dịch cho ung thư phổi giai đoạn di căn
Liệu pháp miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc giúp hệ thống miễn dịch tìm ra ung thư và tấn công nó. Liệu pháp miễn dịch có thể được dùng riêng như một phương pháp điều trị, nhưng nó thường được sử dụng cùng với các loại trị liệu khác như hóa trị và xạ trị.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ đã di căn đến các khu vực xa có khoảng 7% cơ hội sống sót thêm 5 năm sau khi chẩn đoán. Đối với người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ đã di căn đến các vùng xa của cơ thể, con số này là khoảng 3%.
Vậy nên, ngăn chặn ung thư phổi ngay từ sớm là điều cần thiết. Trong đó tránh những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư phổi như không hút thuốc lá là một cách giảm khả năng mắc bệnh hiệu quả. Đặc biệt sàng lọc, tầm soát ung thư phổi được đánh giá là cách tốt nhất giúp phát hiện ung thư phổi sớm dễ dàng hơn trong quá trình điều trị, có thể làm giảm hoặc loại bỏ các tế bào ung thư t
rước khi chúng lan rộng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.