Khi xuất hiện dấu hiệu chậm kinh 15 ngày, nhiều chị em băn khoăn không biết có phải mình đã mang thai hay không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp “chậm kinh nguyệt 15 ngày có phải đã mang thai” bằng cách hướng dẫn bạn cách xác định thai kỳ. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những nguyên nhân khác có thể dẫn đến chậm kinh. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Chậm kinh nguyệt 15 ngày có phải đã mang thai?
1. Chậm kinh nguyệt 15 ngày có phải là đã mang thai?
Chậm kinh là dấu hiệu điển hình nhất cho thấy chị em đã mang thai. Tuy nhiên tình trạng chậm kinh này cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Chậm kinh nguyệt 15 ngày có phải đã mang thai không là câu hỏi nhiều người quan tâm
Nếu trước đó chị em có quan hệ tình dục không an toàn và đang chậm kinh 15 ngày, thì rất có thể chị em đã mang thai. Cho dù quan hệ có biện pháp bảo vệ thì khả năng mang thai vẫn có thể có do trong quá trình quan hệ bao sao su có thể bị rách hay bị thủng mà bạn không biết.
Để biết chính xác bạn có mang thai hay không bạn có thể mua que thử thai về nhà để thử. Nếu que báo hai vạch thì bạn đã có thai còn nếu que báo một vạch thì bạn chưa có thai.
Ngoài ra, bạn có thể xác định tình trạng mang thai nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai sớm như:
– Thay đổi ở vùng ngực: Vùng ngực sưng, đau, núm vú sẫm màu và nhô ra; quầng vú lớn hơn do tăng nồng độ hormone hCG.
– Đi tiểu nhiều lần: Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm, do áp lực của tử cung lớn lên lên bàng quang.
– Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu, đặc biệt vào sáng sớm, có thể kéo dài vài tuần.
– Mệt mỏi: Tăng nồng độ progesterone gây mệt mỏi, kiệt sức, và làm thay đổi nội tiết tố.
– Đầy hơi: Tăng progesterone có thể làm cho cơ bắp trở nên “lười biếng,” làm chậm tiêu hóa và gây đầy hơi.
– Nướu sưng và đau: Sưng và đau nướu do máu và lượng chất lỏng trong cơ thể tập trung cho việc nuôi dưỡng thai kỳ.
– Cổ tử cung ẩm ướt: Dịch tiết cổ tử cung tăng khiến vùng này cảm giác ẩm ướt.
– Chóng mặt, ngất xỉu: Lưu thông máu tăng và áp lực máu giảm khi mang thai có thể gây chóng mặt và ngất xỉu.
– Chảy máu âm đạo: Chảy máu nhẹ có thể xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ trên niêm mạc tử cung.
– Thay đổi khẩu vị: Cảm giác thèm ăn và thay đổi khẩu vị, đặc biệt vào buổi sáng.
– Đau lưng: Cảm nhận cơn đau ở vùng sống lưng do sự phát triển của tử cung và tăng kích thước của thai nhi.
– Đau bụng âm ỉ: Cảm nhận đau bụng âm ỉ giống như kỳ kinh nguyệt sắp đến, có thể kèm theo các triệu chứng khác như ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, và căng tức ngực.
Lưu ý rằng, triệu chứng mang thai có thể thay đổi từ người này sang người khác, và không phải tất cả các phụ nữ đều trải qua tất cả các triệu chứng này. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mang thai, nên sử dụng que thử thai và tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định thai kỳ và quản lý sức khỏe của bạn.
2. Nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng chậm kinh nguyệt
Ngoài dấu hiệu mang thai thì chậm kinh là hiện tượng không hiếm gặp ở các bạn nữ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng này. Cụ thể:
– Do bạn bị chán ăn hoặc ăn uống vô độ khiến bạn bị giảm hoặc tăng cân quá nhanh. Tập luyện thể dục thể thao quá độ cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi. Những hiện tượng này sẽ làm mất cân bằng nồng độ hoocmon trong cơ thể, làm cho quá trình rụng trứng gặp khó khăn, làm cho nội mạc tử cung dày lên, dẫn đến việc chậm kinh, mất kinh.
Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư da như thế nào?
Tập luyện thể dục quá độ cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi
– Tâm trạng của chị em cũng có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chị em bị stress hoặc thường xuyên bị căng thẳng, lo âu thì rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
– Hoạt động của tuyến giáp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn bị chậm kinh. Bởi hoạt động của tuyến giáp có liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Khi tuyết giáp bị suy hoặc cường giáp thì cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn hơn.
– Chậm kinh cũng có thể là do bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang, có thể trứng không rụng, hàm lượng estrogen hoặc progesterone thay đổi. Điều này sẽ khiến cho kinh nguyệt của chị em phụ nữ thất thường.
– Các bệnh lý tử cung như polyp tử cung hoặc u xơ tử cung cũbg có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
– Sử dụng các phương pháp tránh thai cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai cũng có thể gây thay đổi chu kỳ kinh.
– Ngoài ra, nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây chậm kinh, mất kinh.
3. Làm gì khi bị chậm kinh 15 ngày?
Khi bạn bị chậm kinh 15 ngày, đây có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân phổ biến là mang thai. Bạn hãy mua một que thử thai và thử vào sáng sớm để có kết quả chính xác nhất. Nếu kết quả là dương tính, bạn cần thăm khám bác sĩ để xác nhận thai kỳ và bắt đầu quản lý sức khỏe thai kỳ. Bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ.
>>>>>Xem thêm: Ra máu khi mang thai và những dấu hiệu bất thường
Bạn cần thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và có chỉ định tốt nhất cho tình trạng của mình
Nếu loại trừ khả năng mang thai thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh của bạn có thể rơi vào một trong số những trường hợp trên,cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra cụ thể. Bác sĩ khám phụ khoa sẽ tiến hành kiểm tra, tư vấn và chỉ định cho bạn cách điều trị (sử dụng thuốc chữa chậm kinh hoặc có thể phải can thiệp phẫu thuật). Bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể điều trị dứt điểm bệnh và bảo vệ khả năng sinh nở của mình.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc của khi bị chậm kinh 15 ngày. Hy vọng với tất cả những thông tin đã cung cấp, bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có thể chủ động bảo vệ được sức khỏe của bạn thân. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.