[Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

Trong thời đại 4.0, việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số vào trong lĩnh vực y tế mang lại giá trị vô cùng to lớn. Giúp con người sớm khám phá những bộ phận bên trong cơ thể. Đặc biệt, hỗ trợ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường không thể nhìn bằng mắt thường. Vậy chẩn đoán hình ảnh gồm những gì, bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời nhé!

Bạn đang đọc: [Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

1. Tầm quan trọng của chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát sức khỏe

Không thể phủ nhận, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ngày càng được chú trọng và ứng dụng phổ biến trong thăm khám sức khỏe. Đặc biệt là trong lĩnh vực tầm soát và sàng lọc ung thư ở người. Nhờ chẩn đoán hình ảnh, chúng ta có thể sớm phát hiện ra dấu vết tiền ung thư ngay cả khi chưa có bất cứ triệu chứng nào. 

Chẩn đoán hình ảnh là một thuật ngữ phổ biến trong y khoa ngày nay, thường biểu thị cho các kỹ thuật khám cận lâm sàng. Thông qua hình ảnh mô phỏng hình thái, chức năng và các cấu trúc bên trong cơ thể, bác sĩ có thể sớm phát hiện bệnh một cách nhanh chóng và chuẩn xác.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường gặp hiện nay chính là chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính, máy siêu âm đa chiều,… Kết hợp với khám lâm sàng và thăm dò chức năng, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng. Nhìn chung, chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò chủ chốt trong thăm khám sức khỏe, đặc biệt là phát hiện ung thư.

[Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong thăm khám sức khỏe

2. Giải đáp thắc mắc: Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì? Dưới đây là những kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay, hãy tham khảo nhé!

2.1. Siêu âm

Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để thu lại hình ảnh mô phỏng các mô mềm bên trong cơ thể. Kỹ thuật này an toàn và phù hợp với  nhiều đối tượng, kể cả phụ nữ mang bầu và trẻ nhỏ. 

Trước khi siêu âm, bác sĩ sẽ thoa một lớp gel được bôi vào đầu dò máy siêu âm, sau đó di chuyển máy tới vùng cơ thể cần kiểm tra. Hình ảnh thu lại sẽ được phát trên hệ thống và có thể trực tiếp quan sát.

Kỹ thuật này có chi phí thấp, không gây nhiễm xạ, đưa kết quả nhanh chóng, chính xác và an toàn cho mọi người.

2.2. Chụp X-quang

Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng rộng rãi nhất trong y khoa. Hiện nay, y học chia chụp X-quang theo từng bộ phận khác nhau. Ví dụ như chụp ngực thẳng nhằm thăm khám tim phổi, chụp X-quang tay/ chân để quan sát mức độ chấn thương,…

Chụp X-quang tuyến vú hay chụp nhũ ảnh (mammography) được áp dụng trong tầm soát ung thư vú và theo dõi tổn thương tuyến vú. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu bất thường ở tuyến vú và có thể quan sát tiến triển khối u (nếu có),… Hiện nay, chụp X-quang tuyến vú có chi phí khá rẻ, khả năng phát hiện các tổn thương với kích thước nhỏ. Tuy nhiên, kỹ thuật này chống chỉ định với phụ nữ mang thai kỳ đầu và cần chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Thao tác chụp X-quang vô cùng đơn giản, người khám đặt bộ phận cơ thể cần chụp (ngực, tay, chân,…) vào máy chụp X-quang. Giữ nguyên vị trí và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ, máy sẽ phát sóng điện từ và thu nhận lại hình ảnh bên trong bộ phận đó. Chụp X-quang được đánh giá cao về tính thuận tiện, chi phí rẻ so với kỹ thuật khác.

[Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

Chụp X-quang là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất hiện nay

2.3. Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua các mặt cắt ngang của cơ thể. Hình ảnh cho ra rõ nét, chi tiết hơn, khắc phục một số nhược điểm so với chụp X-quang.

Để chụp cắt lớp vi tính, người khám cần nằm lên bàn trượt và có hình trụ rỗng nằm ngang. Bên trong máy chụp sẽ phát ra ống tia X bao quanh người bệnh nhằm thu lại hình ảnh cơ thể từ nhiều phía khác nhau. Thông qua phòng kỹ thuật, màn hình máy tính sẽ xử lý và in ảnh thành các cuốn phim. Sau đó, chuyển ảnh về phòng thăm khám cho bác sĩ chuyên môn.

Chụp cắt lớp vi tính thường được ứng dụng trong trường hợp chấn thương hoặc cấp cứu. Ngoài ra, để hình ảnh thu được rõ nét và chuẩn xác nhất, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thêm thuốc cản quang (tùy trường hợp). 

Kỹ thuật chẩn đoán này được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp cứu, chấn thương nhỏ. Tuy nhiên, chi phí cao và mất nhiều thời gian hơn so với kỹ thuật chụp thông thường.

Tìm hiểu thêm: Thời điểm nên thực hiện nội soi khớp gối

[Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính toàn thân

2.4. Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay. cho Hình ảnh thu được là các mặt cắt ngang, áp dụng được đối với cả các vùng xương và mô mềm (nội tạng, gân). Vì vậy, chụp MRI có thể ứng dụng trong chẩn đoán chấn thương dây chằng và rách sụn đầu gối, thoát vị đĩa đệm, u xương, thoái hóa xương,…

Kỹ thuật chụp MRI không can thiệp thêm bức xạ ion hóa, mà dùng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để thu lại hình ảnh. Vì vậy, kỹ thuật này được đánh giá an toàn  và phù hợp với mọi đối tượng. Kể cả phụ nữ có thai sau 5 tháng. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ tương đối mất nhiều thời gian, chi phí cao. 

3. Lưu ý với phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Trước khi tiến hành chẩn đoán hình ảnh, bạn nên chú ý một số yếu tố như sau:

– Không phải kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, hãy chia sẻ tình trạng cơ thể, các bệnh lý đang gặp, thông báo đang mang thai đối với nữ giới,… Để bác sĩ nắm bắt và áp dụng kỹ thuật phù hợp.

– Nên đăng ký thăm khám từ trước.

– Tham khảo kỹ chi phí trước khi tới cơ sở y tế.

– Tuân thủ theo chỉ dẫn, hướng dẫn từ bác sĩ thăm khám để hình ảnh không bị mờ..

– Nên ưu tiên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện lớn, có chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh chuyên biệt.

[Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

>>>>>Xem thêm: Chụp MRI vùng chậu và những điều cần biết

Lưu ý trước khi chẩn đoán hình ảnh

Một trong những bệnh viện đầu tư mạnh vào hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh tại Hà Nội bạn nên tham khảo là hệ thống y tế Thu Cúc – TCI. Tại đây sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế được nhập khẩu đồng bộ, từ máy chụp X-quang đa tư thế, máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp vi tính CT đa dãy (32 dãy, 64 dãy, 128 dãy,…), máy siêu âm đa chiều,… Tất cả các máy móc y tế đều được ứng dụng trong các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư hiện nay. Chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về trải nghiệm thăm khám cũng như nhận lại kết quả chính xác nhất.

Vậy là câu hỏi “chẩn đoán hình ảnh gồm những gì” đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Cảm ơn bạn đọc đã chú ý theo dõi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *