Giải đáp chi tiết: Bệnh herpes kiêng ăn gì?

Bệnh herpes miệng ảnh hưởng nhiều đến miệng nên về cơ bản, để kiểm soát bệnh, bạn cần hết sức chú trọng việc ăn uống. Vậy, bệnh herpes kiêng ăn gì và nên ăn gì? Nếu đây là vấn đề bạn đang tìm hiểu, đọc ngay bài viết chia sẻ những nguyên tắc ăn uống cần tuân thủ khi bị herpes miệng của Thu Cúc TCI sau, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Bệnh herpes kiêng ăn gì?

1. Herpes miệng và 3 điều bạn cần biết

1.1. Virus herpes simplex (HSV) là nguyên nhân phát sinh herpes miệng

Theo chuyên gia, virus herpes simplex (HSV) có hai chủng chính là herpes simplex virus type 1 (HSV-1) và herpes simplex virus type 2 (HSV-2). Trong đó, HSV-2 gây herpes sinh dục, chỉ có HSV-1 mới thường gây herpes miệng.

Giải đáp chi tiết: Bệnh herpes kiêng ăn gì?

HSV-2 gây herpes sinh dục, chỉ có HSV-1 mới thường gây herpes miệng.

Được biết, sau khi xâm nhập thành công vào cơ thể chúng ta, HSV-1 sẽ di chuyển đến và khu trú tại các tế bào thần kinh vùng miệng. Trong hầu hết thời gian, chúng ở đó, không gây bất cứ phiền toái nào. Khi gặp điều kiện thuận lợi, như khi hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm, chúng quá phát và gây bệnh herpes miệng.

Herpes là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người thông qua hai phương thức: Trực tiếp và gián tiếp, như sau:

– Phương thức trực tiếp: Người lành có thể nhiễm virus herpes simplex và khởi phát herpes miệng thông qua những tiếp xúc trực tiếp như ôm, hôn,… với người bệnh.

– Phương thức gián tiếp: Thông qua tiếp xúc với đồ đạc sinh hoạt của người bệnh, như dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ ăn uống,… người lành cũng có thể nhiễm virus herpes simplex và khởi phát herpes miệng.

1.2. Herpes miệng có dấu hiệu nhận biết điển hình là các vết loét

Bệnh herpes miệng chủ yếu biểu hiện ở miệng với những triệu chứng như sau:

– Ngứa, rát: Ngứa, rát ở môi, lưỡi và các vùng khác thuộc miệng là triệu chứng đầu tiên của herpes miệng.

– Các vết loét: Sau ngứa, rát, môi, lưỡi và các vùng khác thuộc miệng xuất hiện các vết loét nhỏ, màu đỏ hoặc trắng. Sau một thời gian, các vết loét này có thể có mủ hoặc trở nên đỏ hơn.

– Sưng, đỏ: Vùng nhiễm trùng tại niêm mạc miệng có thể sưng, đỏ.

– Chảy máu: Khi nói chuyện, ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, bạn có thể chảy máu tại các vùng nhiễm trùng.

– Đau, khó chịu: Đau, khó chịu là cảm giác chắc chắn bạn sẽ thấy khi bị herpes miệng.

– Triệu chứng tổng thể: Ngoài những triệu chứng tại miệng, người bệnh herpes miệng có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đặc biệt khi cơ thể phải đối diện với một cuộc tấn công của virus.

Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Hôi miệng làm sao hết?

Giải đáp chi tiết: Bệnh herpes kiêng ăn gì?

Người bệnh herpes miệng có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ngoài những triệu chứng tại miệng.

1.3. Nhiễm trùng hệ thần kinh là một trong những biến chứng của herpes miệng

Herpes miệng không phải là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh truyền nhiễm này vẫn có thể biến chứng phức tạp trong một số trường hợp. Dưới đây, chúng ta có thể kể đến một số biến chứng phổ biến của herpes miệng:

– Nhiễm trùng thứ phát: Nếu hệ miễn dịch suy giảm, virus herpes simplex (HSV) có thể hoạt động liên tục, làm tái phát đi tái phát lại các biểu hiện của herpes miệng.

– Nhiễm trùng lan tỏa: Trong một số trường hợp, virus herpes simplex (HSV) có thể di chuyển đến và khu trú tại họng, thanh quản, phế quản,…, làm khởi phát tình trạng nhiễm trùng và viêm tại những vùng đó.

– Viêm mắt: Sờ/chạm tay dính virus herpes simplex (HSV) lên mắt cũng có thể gây viêm mắt và làm mắt tổn thương.

– Nhiễm trùng da: Nếu virus herpes simplex (HSV) di chuyển từ miệng sang các vùng da lân cận, tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện tại đó, làm da sưng, đỏ, đau,…

– Nhiễm trùng hệ thần kinh: Trong một số rất ít các trường hợp, virus herpes simplex (HSV) có thể di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm não, viêm não tủy,…

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Bệnh herpes kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Một khi đã nhiễm virus herpes simplex (HSV), không có cách gì để chúng ta có thể hoàn toàn thoát khỏi chúng. Hay còn có thể nói, chúng ta không có thuốc để tiêu diệt triệt để virus herpes simplex (HSV). Điều này cũng đúng khi nói về việc điều trị dứt điểm một đợt herpes miệng cấp tính. Điều trị một đợt herpes miệng cấp tính chỉ là điều trị hỗ trợ, tức tập trụng hạn chế triệu chứng, tăng cường tốc độ hồi phục. Để làm được việc đó, chúng ta cần hết sức chú trọng đến vấn đề ăn uống. Vậy, người bệnh herpes kiêng ăn gì và nên ăn gì? Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống khi mắc herpes:

– Bệnh herpes kiêng ăn: Thực phẩm cứng, rắn; thực phẩm mặn, chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh; thực phẩm chứa chất kích thích (chocolate,…); thực phẩm chứa arginine, như các loại hạt, các loại đậu,… (một số nghiên cứu cho thấy arginine – một loại axit amin, có thể kích thích hoạt động của virus herpes simplex (HSV).

Giải đáp chi tiết: Bệnh herpes kiêng ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Hàn răng sâu giúp chặn đứng cơn đau sâu răng cho bé 5 tuổi

Bệnh herpes kiêng ăn thực phẩm chứa chất kích thích, như chocolate,…

– Bệnh herpes nên ăn: Thực phẩm lỏng, lạt, lạnh; thực phẩm có tính hàn, giúp giảm đau, như nước ép lựu, nước chanh; thực phẩm giàu Vitamin C nhưng không có vị quá chua, như ổi,…; thực phẩm giàu chất xơ.

Bên cạnh ăn uống, người bệnh herpes còn có thể hạn chế triệu chứng, tăng cường tốc độ hồi phục bằng một số cách sau:

– Sử dụng thuốc: Để giảm đau, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, người bệnh herpes miệng có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc paracetamol. Để giảm ngứa, có thể sử dụng thuốc chứa lidocain hoặc benzocaine. Để hạn chế triệu chứng herpes miệng nói chung, có thể sử dụng thuốc kháng virus như acyclovir, valacyclovir hoặc famciclovir,…. Tuy nhiên, các thuốc này phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày.

Sau một thời gian, nếu các triệu chứng herpes miệng không thuyên giảm hoặc có xu hướng trầm trọng hơn, hãy thăm khám và điều trị chuyên sâu với chuyên gia.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi bệnh herpes kiêng ăn gì và nên ăn gì. Theo đó, người bệnh herpes không nên ăn đồ ăn có tính kích thích, như đồ quá nóng hoặc quá lạnh; đồ cứng, rắn; đồ chua, cay;… Thay vào đó, người bệnh nên ăn đồ lỏng, lạt, lạnh (nguội) và các thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất, chất xơ.

Để biết thêm các thông tin khác về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *