Giải đáp chi tiết: Bọc răng sứ đau bao lâu?

Trong khi một số người rất ổn với việc bọc sứ, một số người khác lại bị đau sau quá trình đó. Nguyên nhân đau sau bọc sứ là gì? Thông thường, bọc răng sứ đau bao lâu? Làm thế nào để giảm đau sau bọc sứ? Bài viết sau của Thu Cúc TCI chắc chắn sẽ hữu ích với bạn nếu đó là những vấn đề hiện tại bạn đang gặp phải, đọc ngay bạn nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Bọc răng sứ đau bao lâu?

1. Tại sao một số người lại bị đau sau bọc sứ?

Cảm giác đau sau bọc sứ có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể phổ biến của tình trạng này:

– Men răng bị loại bỏ một phần để phục vụ quá trình bọc sứ: Trong quá trình bọc sứ, một phần men răng của bạn bị loại bỏ để tạo không gian cho mão. Việc này có thể gây đau và nhức khi tác động của thuốc tê tiêu biến. Tùy thuộc cơ địa và mức độ men răng bị loại bỏ, mức độ của cảm giác đau ở mỗi người sẽ khác nhau.

– Không tương thích với vật liệu chế tác mão sứ hoặc các vật liệu nha khoa chuyên dụng khác được sử dụng để bọc sứ: Một số người có thể phát triển tình trạng kích ứng với mão sứ hoặc các vật liệu khác được sử dụng để bọc sứ. Đau là một trong những biểu hiện của tình trạng kích ứng này.

– Hình dáng mão sứ không chuẩn xác: Mão sứ hình dáng không chuẩn xác có thể gây áp lực không cần thiết lên răng và nướu, gây đau và khó chịu.

– Nha sĩ thao tác sai kỹ thuật ở bước chụp mão sứ: Nếu mão sứ không được chụp đúng cách, nó có thể bị sứt mẻ, hoặc gây áp lực không đồng đều lên răng và nướu. Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác đau và khó chịu.

– Nhiễm trùng: Sau khi bọc sứ, nướu và các mô mềm xung quanh răng khác có thể viêm nhiễm, gây sưng, phù nề, đau đớn. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận sau bọc sứ là vô cùng quan trọng để hạn chế tình trạng này.

Giải đáp chi tiết: Bọc răng sứ đau bao lâu?

Nhiễm trùng nướu có thể là nguyên nhân gây đau sau bọc sứ.

2. Bọc răng sứ đau bao lâu?

Bọc răng sứ đau bao lâu phụ thuộc nguyên nhân gây đau. Cụ thể:

– Đau do men răng bị loại bỏ và do không tương thích với vật liệu chế tác mão sứ hoặc các vật liệu nha khoa chuyên dụng khác được sử dụng để bọc sứ: Đau có thể kéo dài một vài ngày và biến mất sau đó, khi cơ thể đã quen với tình trạng bị loại bỏ một phần men răng hay đã quen với mão sứ và các vật liệu nha khoa chuyên dụng khác được sử dụng để bọc sứ.

– Đau do nhiễm trùng: Đau có thể kéo dài suốt thời gian diễn ra tình trạng nhiễm trùng nhưng sẽ biến mất ngay khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát.

Tóm lại, nếu phát sinh do men răng bị loại bỏ, không tương thích với vật liệu nha khoa,…; cảm giác đau sau bọc sứ chỉ tồn tại một vài ngày. Mỗi người có khả năng chịu đau khác nhau, vì vậy thời gian để hết đau cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu đau không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau 1 – 2 tuần, khả năng cao là đau phát sinh do nhiễm trùng, mão sứ và kỹ thuật chụp mão sứ của nha sĩ.

Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Hàn răng hàm bị sâu có đau không?

Giải đáp chi tiết: Bọc răng sứ đau bao lâu?

Cảm giác đau sau bọc sứ chỉ tồn tại một vài ngày.

3. Làm thế nào để rút ngắn thời gian bị đau sau bọc sứ?

3.1. Đau do mất men răng, kích ứng với mão sứ và các vật liệu nha khoa khác

Để giảm đau sau khi bọc sứ, bạn có thể thử các biện pháp dưới đây:

– Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sĩ: Sau bọc sứ, nha sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm. Hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng các thuốc này của nha sĩ.

– Chườm mát nướu: Chườm mát vùng nướu xung quanh răng bọc sứ trong khoảng 15 phút mỗi lần để giúp vùng nướu đó giảm sưng và giảm đau.

– Tránh tiêu thụ đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh để không kích thích răng bọc sứ và nướu.

– Tiêu thụ thực phẩm mềm: Trong vài ngày sau bọc sứ, hạn chế tiêu thụ thực phẩm cứng, dẻo, dai; tăng cường tiêu thụ thực phẩm mềm, không cần nhai nhiều, như súp, cháo,… để tránh tạo áp lực lên răng bọc sứ và nướu.

– Từ bỏ thói quen xấu liên quan đến răng miệng: Nếu bạn có các thói quen xấu, gây áp lực cho răng như cắn bút chì, cắn móng tay, nghiến răng,… hãy cố gắng từ bỏ chúng để tránh làm hỏng răng bọc sứ và gây đau.

– Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm gia tăng cảm giác đau sau bọc sứ. Thử các biện pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng.

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Vệ sinh miệng cẩn thận để tránh nhiễm trùng nướu hoặc để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Khi vệ sinh, sử dụng bàn chải mềm và hãy thao tác nhẹ nhàng.

Giải đáp chi tiết: Bọc răng sứ đau bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Làm rõ hiện tượng khí hư đặc dính chị em phụ nữ gặp phải

Để không kích thích răng bọc sứ và nướu, tránh tiêu thụ đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.

3.2. Đau do nhiễm trùng, mão sứ và kỹ thuật chụp mão sứ của nha sĩ

Nếu đau không giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn sau 1 – 2 tuần dù đã thực hiện các biện pháp trên, nguyên nhân phát sinh cảm giác đau khả năng cao là liên quan đến nhiễm trùng, mão sứ và kỹ thuật chụp mão của nha sĩ. Để giảm cảm giác đau trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải liên hệ với nha sĩ. Tại phòng nha, nha sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng hoặc thực hiện các điều chỉnh cần thiết lên mão sứ để giải quyết nguyên nhân gây đau.

Phía trên là câu trả lời cho ba câu hỏi nguyên nhân của tình trạng đau sau bọc sứ là gì, bọc răng sứ đau bao lâu và làm thế nào để giảm đau sau bọc sứ. Theo đó, thời gian đau sau bọc sứ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Đau có thể kéo dài vài ngày nếu nguyên nhân gây đau là do bạn chưa quen với tình trạng thiếu một phần men răng hoặc chưa quen với mão sứ,… Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo đơn kê của nha si, chườm lạnh nướu,… Nếu đau lâu hơn, nhiều khả năng là bạn bị nhiễm trùng hoặc mão sứ/kỹ thuật chụp mão sứ của nha sĩ có vấn đề. Lúc này, bạn nên đến phòng nha để thăm khám và điều trị chuyên sâu.

Nếu còn băn khoăn liên quan đến bọc sứ, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng, bạn nhé

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *